1. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến các triệu chứng kinh nguyệt như:
-Chu kỳ kinh nguyệt không đều
-Chảy máu nhiều
-Chảy máu giữa các kỳ kinh...
Ngoài việc cho con bú, mang thai và mãn kinh, các tình trạng khác có thể làm rối loạn hormone liên quan đến kinh nguyệt như hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng nguyên phát hay rối loạn tuyến giáp.
2. Triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ở da
Các triệu chứng về da do mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:
-Mụn trứng cá, đặc biệt là trong thời kỳ thanh thiếu niên, mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh.
-Da khô hơn, mỏng hơn.
-Phát ban và da dễ bị kích ứng.
-Vết thương chậm lành.
3. Triệu chứng tiêu hóa
Các triệu chứng tiêu hóa do mất cân bằng nội tiết tố có thể gặp:
-Tiêu chảy
-Táo bón
-Đầy hơi, khó chịu ở bụng...
Hormone sinh dục giúp điều hòa đường tiêu hóa (GI). Estrogen và progesterone nói riêng có thể ảnh hưởng đến hội chứng ruột kích thích (IBS). Những thay đổi về triệu chứng đường tiêu hóa thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là phổ biến.
4. Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng tới tâm trạng
Khi nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ serotonin cũng giảm theo. Serotonin là một chất truyền tin hóa học (chất dẫn truyền thần kinh) giúp các tế bào não và hệ thần kinh giao tiếp. Sự sụt giảm estrogen cũng có thể xảy ra sau sinh. Những thay đổi này có thể dẫn đến các triệu chứng như lo lắng, cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng vô cớ, buồn chán,...
Các tình trạng nội tiết tố khác, chẳng hạn như cường giáp cũng có thể gây ra các triệu chứng về tâm trạng.
5. Thay đổi cân nặng do mất cân bằng nội tiết tố
Đôi khi, thay đổi cân nặng là kết quả của mất cân bằng nội tiết tố. Ví dụ, thay đổi nội tiết tố do mãn kinh hoặc có quá nhiều cortisol như trong hội chứng Cushing có thể dẫn đến tăng cân. Các tình trạng như cường giáp dễ dẫn đến sụt cân.
6. Triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố ở tóc
Hormone có tác động lớn đến chu kỳ phát triển của tóc và cấu trúc nang tóc. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mức độ hormone đều có thể ảnh hưởng đến tóc, gây ra:
Mọc lông không mong muốn vùng dưới cằm, dọc theo đường viền hàm hoặc trên môi.
Tóc mỏng hoặc rụng tóc.
7. Mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng tới giấc ngủ
Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố khi ngủ có thể bao gồm:
-Khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ;
-Ngủ kém do đổ mồ hôi đêm và bốc hỏa;
-Mất ngủ.
Ngủ kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm gấp nhiều lần. Trong khi mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, thì sự thật là các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể làm đảo lộn nhịp điệu nội tiết tố.
8. Giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục thấp có thể là triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố. Những bất thường về nội tiết tố thường gặp ở những người bị rối loạn chức năng tình dục. Một số hormone, chủ yếu là testosterone, có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của nam giới. Estradiol, testosterone và progesterone đều giúp điều chỉnh ham muốn tình dục ở phụ nữ.
Các triệu chứng ảnh hưởng tới tình dục khác bao gồm: khô âm đạo và giao hợp khó chịu hoặc đau đớn ở phụ nữ dù không trong giai đoạn mãn kinh.
9. Triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố gây vô sinh
Vô sinh được định nghĩa là không thể thụ thai sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên mà không áp dụng biện pháp tránh thai. Sự thụ thai phụ thuộc vào quá trình rụng trứng (giải phóng trứng khỏi buồng trứng). Sự rụng trứng phụ thuộc vào thời điểm của một số hormone nhất định, chẳng hạn như hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), hormone hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên có liên quan đến tình trạng không rụng trứng.
Nội tiết tố có thể mất cân bằng do những thay đổi tự nhiên trong cuộc sống, chẳng hạn như tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh. Nhiều tình trạng bệnh lý cũng ảnh hưởng đến nội tiết tố, chẳng hạn như vấn đề về tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang.
Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện các biểu hiện của rối loạn nội tiết thì cần đi khám để xác định nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết càng sớm càng tốt, đồng thời có biện pháp can thiệp hiệu quả bằng thuốc, khắc phục bằng chế độ ăn uống và lối sống. Việc điều trị rối loạn nội tiết tố nữ được xác định dựa trên nguyên nhân cụ thể và phù hợp với từng cá nhân.
Tổng hợp nhiều nguồn
Lương sinh viên ngành Công tác xã hội mới ra trường ở mức 8-30 triệu đồng một tháng, cao là 40 triệu đồng, theo một số nhà trường.
Những loại tôm tép, cá bống nhỏ là kho chứa omega-3 dồi dào tốt cho sức khỏe, bạn nên thường xuyên bổ sung để giảm mỡ máu, ngừa lão hóa sớm, bổ não, mắt sáng, da dẻ căng ...
Là món ăn dễ chế biến từ vài nguyên liệu quen thuộc, canh rau ngót thịt băm được nhiều gia đình Việt ưa chuộng vào cả mùa hè lẫn mùa đông.
Đôi khi bạn không biết mình có đang giáo dục con phù hợp hay không. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bạn đang làm tốt việc của mình.
'Ban đầu, tôi tưởng anh ấy nói tiếng Việt không sõi. Hóa ra, anh ấy nói giọng miền Trung và người không sõi tiếng Việt lại là tôi', bình luận của một người dùng mạng khiế...
Không phải loại trà nào dùng khi đói cũng gây hại cho cơ thể, uống trà hoa cúc trước khi ăn còn có lợi cho tiêu hóa.
Vào mùa hè, nhiều người thích ăn cơm với canh mồng tơi, cà muối và các món cá, thịt. Loại rau này đem lại cảm giác ngon miệng, có một số tác dụng nhưng bạn cần cân nhắc k...