Giáo sư, tiến sĩ có thu nhập hàng tỷ đồng/năm, hết cảnh phải bán bài nghiên cứu?

07/04/2025 20:00
Giáo sư, tiến sĩ hiện có thể nhận thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm ở các trường đại học, đảm bảo cuộc sống dư dả, yên tâm cống hiến cho nghề mà không còn phải đi bán bài báo khoa học.
Để cải thiện thu nhập, phó giáo sư phải bán bài báo nghiên cứu?

Cách đây chưa lâu, dư luận xôn xao một phó giáo sư khi công tác tại miền Trung đã có vi phạm liêm chính khoa học.

Thống kê từ MathSciNet (cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến ngành toán của Hiệp hội Toán học Mỹ) cho thấy, vị phó giáo sư có tổng 42 công trình nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, dù đang là giảng viên cơ hữu của trường khác nhưng vị phó giáo sư này đã có 13 công trình đứng tên Trường Đại học Tôn Đức Thắng và 4 công trình đứng tên Trường Đại học Thủ Dầu Một trong tổng số 42 công trình nghiên cứu khoa học của mình. 

Thống kê từ MathSciNet (cơ sở dữ liệu thư mục trực tuyến ngành toán của Hiệp hội Toán học Mỹ) cho thấy, vị phó giáo sư có tổng 42 công trình nghiên cứu khoa học.

Trải lòng với báo chí lúc đó, ông nói, trường đại học nơi ông công tác không quy định giảng viên cơ hữu không được ký hợp đồng nghiên cứu khoa học với trường khác mà chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong trường. Bản thân ông đã hoàn thành nhiệm vụ khoa học với trường mình nhưng để viết được một bài nghiên cứu phải đổ nhiều công sức, trải qua nhiều công đoạn nên ông cũng mong muốn có thù lao, thêm thu nhập. Để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, ông chỉ biết dùng năng lực, chất xám của mình. 

Sau vụ việc công bố nhiều bài báo quốc tế nhưng ký tên trường đại học khác với nơi công tác, vị phó giáo sư đã có đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành Toán - Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ quốc gia - nơi ông là thành viên thời điểm đó). Quỹ Nafosted đã xem xét đề nghị của ông, đồng thời thảo luận các khía cạnh liên quan và thống nhất để ông không tham gia hội đồng.

Thu nhập hàng tỷ mỗi năm của giáo sư, tiến sĩ đến từ đâu?

Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết giáo sư, tiến sĩ nhận thu nhập gần 100 triệu đồng/tháng ở trường đại học, nhiều độc giả cho rằng đây là đãi ngộ xứng đáng với các nhà khoa học để họ yên tâm công tác, không còn phải nghĩ tới “cơm, áo, gạo, tiền”. 

Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ (GS - PGS - TS) hiện nay có thể nhận thu nhập lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm, vậy thu nhập của họ đến từ đâu? Phân tích điều này với PV VietNamNet, PGS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho hay, thu nhập của GS - PGS - TS hiện nay đến từ nhiều nguồn. 

Trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ ở Trường ĐH Luật TPHCM.

Đầu tiên là lương. GS - PGS - TS là giảng viên cao cấp hạng 1 nên hệ số lương khởi điểm 6,2, vì vậy lương cơ bản theo quy định của nhà nước đã rất cao (dao động từ 14,58-18,72 triệu đồng/tháng, tương ứng với các bậc từ 1-6). Ngoài lương cơ bản, các trường sẽ trả lương theo vị trí việc làm hàng chục triệu đồng/tháng. Ngoài lương cơ bản, các trường sẽ trả lương theo vị trí việc làm hàng chục triệu đồng/tháng.  

Thu nhập thứ hai đến từ giảng dạy. Ngoài số giờ giảng theo quy định, đa số GS - PGS - TS đều dạy vượt giờ, như vậy họ có thêm tiền phụ trội. Trong khi đó, số tiền phụ trội hiện nay ở các trường dao động từ 150.000-1.000.000 đồng mỗi tiết. Vậy nên một GS, TS nếu chăm chỉ giảng dạy thì thu nhập này ngang ngửa hoặc cao hơn lương, chưa kể họ đi thỉnh giảng ở các trường khác.

Nguồn thu thứ ba đến từ nghiên cứu khoa học. Đa số các trường đại học hiện nay đều có chính sách khuyến khích thưởng công bố quốc tế, mức thưởng dao động 30-200 triệu đồng/bài tùy đăng ở tạp chí khoa học thuộc danh mục SCIE, SSCI có chỉ số Q1, Q2, Q3, Q4. Cho nên tiền thưởng từ bài báo khoa học lên đến cả tỷ đồng/năm/người.

“Mỗi GS, TS chỉ cần công bố 5-6 bài báo/năm là có thu nhập cả tỷ đồng. Chưa kể ở một số trường đại học có uy tín, họ còn có hợp đồng nghiên cứu khoa học với các công ty, tổ chức bên ngoài”, ông Dũng nói.

Tuy nhiên, nguyên hiệu Trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng cho rằng, đây là những người có năng lực, còn với những GS, TS “sống lâu lên lão làng” thì thu nhập thấp hơn, khoảng vài chục triệu đồng/tháng. 

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo (Trường ĐH Công nghiệp TPHCM) cho hay, thu nhập của mỗi người ở trường nơi ông công tác là khác nhau, tùy năng lực, trình độ, vị trí việc làm. Tuy nhiên, nhà trường có chính sách thu hút nhân tài, người có hàm giáo sư về trường công tác sẽ nhận ngay 350-500 triệu đồng, phó giáo sư nhận 250-350 triệu đồng. Ngoài ra, họ sẽ nhận phụ cấp học hàm cho giáo sư 12 triệu đồng/tháng còn phó giáo sư là 10 triệu đồng/tháng. Chưa kể họ còn được nhận lương theo quy định của nhà nước (đợt 1) và lương theo vị trí việc làm (đợt 2). Nếu có công trình nghiên cứu khoa học, họ còn được thưởng theo quy định.

Ông Nhân cho rằng, việc một nhà khoa học phải đi bán bài báo (bài nghiên cứu) để kiếm thêm tiền là do chính sách nơi họ công tác. Trường chưa tự chủ thì chế độ cho cán bộ giảng viên còn thấp. Do vậy, thu nhập của GS, TS phụ thuộc vào đơn vị họ đang công tác là trường công lập đã tự chủ, trường tư thục, trường công chưa tự chủ… 

Theo Vietnamnet

Tin xem thêm

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 18/7

Kỹ năng sống
18/07/2025 20

Mẹo lái xe giúp hành khách đỡ say và nôn ói trên những chuyến đi dài

Kỹ năng sống
18/07/2025 11

Nhiều người cảm thấy khỏe khi đi cùng một số tài xế, nhưng lại say nặng khi ngồi xe của người khác. Điều này phần nào phản ánh sự khác biệt trong kinh nghiệm và kỹ năng đ...

Á hậu Quỳnh Anh hóa 'nàng thơ' lạ lẫm bên dàn mẫu trẻ đẹp

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024 Quỳnh Anh cùng Quán quân The Face Tú Anh và dàn người mẫu tự tin tạo dáng trong loạt trang phục mới nhất của NTK Vũ Ngọc và Son.

5 sai lầm khiến bạn bôi kem chống nắng đắt tiền mà da vẫn sạm đen

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng không phát huy hiệu quả tối đa.

Cô gái Việt bỏng 80% cơ thể và chuyện tình với anh bác sĩ Mỹ

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Vừa lọt lòng mẹ đã ngã vào bếp lửa, bỏng 80%, khắp người chi chít sẹo nên Thu Đào không dám tin đời mình sẽ có người tình yêu cho đến khi Michael ngỏ lời cầu hôn.

Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Từ nghiên cứu của ĐH Harvard có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Cụ bà sống thọ 101 tuổi dù từ chối món ăn được ca ngợi bổ dưỡng

Kỹ năng sống
18/07/2025 09

MỸ - Bà Mary ăn nhiều rau hơn thịt, không lựa chọn các món chế biến từ cá. Cụ bà sống thọ 101 tuổi hiện tại thích ăn súp vì bổ dưỡng, dễ ăn, cấp nước.

Bảo hiểm y tế chi trả gần 5 tỷ đồng cho bé 6 tuổi mắc căn bệnh rất hiếm gặp

Kỹ năng sống
18/07/2025 08

Bệnh nhi sinh năm 2019 ở Ninh Bình được bảo hiểm y tế chi trả tới hơn 4,88 tỷ đồng để điều trị bệnh trong gần 1,5 năm. Căn bệnh chính bé mắc phải là tích lũy glycogen.

Có những triệu chứng này cần nghĩ ngay đến bệnh dại

Kỹ năng sống
18/07/2025 08

Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu, chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió.

9X người Tày Yên Bái có thu nhập cao khi về quê khởi nghiệp

Kỹ năng sống
18/07/2025 07

Thay vì bon chen phố thị ồn ào, chị Hoàng Thị Xới đã quyết định về nơi mình sinh sống để phát triển du lịch cộng đồng. Với cách làm độc đáo, nhiều khách du lịch đã biết đ...


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media