Phòng tránh ngộ độc do ăn măng và sắn

31/12/2024 08:00
Theo chuyên gia Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khi hàm lượng axit cyanhidric (HCN) cao trong thức ăn chế biến từ sắn vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc.


Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) từng tiếp nhận nữ bệnh nhân nữ 44 tuổi từ Thái Nguyên chuyển đến trong tình trạng hôn mê, nhiễm toan chuyển hóa, đang thở máy, tiêu cơ vân, tổn thương cơ tim. Trước khi nhập viện, bệnh nhân cùng chồng uống nước măng chua từ lọ măng chua của gia đình tự ngâm (lọ chứa khoảng 1kg măng tre, ngâm tươi, để đã được 1 năm và gia đình đã đang ăn dần). Bệnh nhân uống khoảng 200ml, còn chồng uống khoảng 30ml.

Sau uống khoảng 5 phút, bệnh nhân đau đầu, nôn nhiều, co giật, hôn mê. Bệnh nhân được cấp cứu, đặt ống nội khí quản, thuốc an thần, thở máy rồi chuyển Trung tâm Chống độc do nghi ngộ độc xyanua tiên lượng nặng.

Các mẫu của bệnh nhân mang tới đã được xét nghiệm tìm chất độc, kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều có chứa xyanua, bao gồm cả mẫu nước măng và các mẫu từ cơ thể bệnh nhân. Sau 4 ngày bệnh nhân được xuất viện.

Không may mắn như nữ bệnh nhân trên, năm 2021 một em bé 3 tuổi ở Lào Cai sau khi ăn sắn (khoai mì) cao sản thì buồn nôn, khó thở, rối loạn thần kinh, tử vong trên đường đến viện Theo kết quả xét nghiệm, các bé bị ngộ độc độc tố axit cyanhidric (HCN) có trong sắn cao sản.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết xyanua là chất cực độc, liều thấp nhất có thể gây tử vong trên người là 0,56 mg/kg cân nặng.

Trên thực tế, lượng độc tố trong măng nhanh chóng giảm nhiều qua quá trình chế biến như luộc, ngâm, ủ. Khi ngâm măng, một lượng xyanua nhất định được tạo ra, cả xyanua và chất taxiphyllin khuếch tán ra nước, lượng độc tố trong măng có thể giảm đi nhưng các độc tố có trong nước có thể tăng lên; nếu uống quá nhiều nước măng có thể bị ngộ độc.

Ngộ độc xyanua do ăn măng ở người rất hiếm gặp và chỉ khi ăn quá nhiều tới mức ăn no măng hoặc ăn nhiều như “ăn thay cơm”, và đặc biệt là với măng tươi do lượng độc tố còn nhiều. Trong điều kiện ăn uống bình thường, người ăn có thể yên tâm múc vài thìa nhỏ nước măng làm gia vị mà không sao.

Với độc tố trong sắn, theo chuyên gia Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), khi hàm lượng HCN cao trong thức ăn chế biến từ sắn vào cơ thể người sẽ gây ngộ độc. Hấp thu của HCN vào máu rất nhanh nên chỉ trong thời gian ngắn (1 - 3 giờ) là có khả năng biểu hiện ngộ độc.

Các nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm do HCN trong sắn là do sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (sắn công nghiệp) có chứa hàm lượng HCN cao; sơ chế và chế biến không bảo đảm an toàn (chưa bóc hết vỏ sắn trước khi luộc, chưa rửa và ngâm sạch và luộc sắn chưa kỹ...).

Các biểu hiện chính khi ngộ độc cyanhydric cấp tính ở người hội chứng nhiễm độc thần kinh. Bệnh nhân xuất hiện bệnh nhanh chóng sau khi ăn sắn và các sản phẩm chế biến từ cây sắn (lá sắn muối chua…) với các biểu hiện lâm sàng như: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy; ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững, có thể biểu hiện nặng hơn là co giật, hôn mê; khó thở, suy hô hấp cấp, biểu hiện xanh tím, giảm huyết áp, tăng nhịp tim... Nếu bệnh nhân không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể tử vong.

Cách phòng tránh ngộ độc do ăn măng và sắn

TS Nguyên khuyên người dân nên luộc sôi kỹ măng (nếu có thể thì sôi trong 1-2 tiếng), măng tươi trước khi ngâm trong lọ thì thái thành các miếng nhỏ và mỏng, sau đó ngâm trước trong nước trong 24 giờ để loại bớt độc tố.

Trong quá trình luộc hoặc ngâm măng ở ngoài, cần thay nước mới nhiều lần để loại bỏ độc tố (vì nước cũ đã có độc tố từ măng khuếch tán ra). Người dân không ăn quá nhiều măng tới mức cực đoan (ví dụ ăn măng là chính và tới khi no, hoặc “ăn thay cơm”). Nước ngâm măng có thể làm gia vị nhưng không nên uống quá nhiều.  

Để dự phòng ngộ độc do ăn sắn, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sắn đắng, sắn cao sản (cả củ và lá) để chế biến thức ăn. Khi nghi ngờ là sắn độc tuyệt đối không sử dụng để ăn.

Đối với củ sắn cần gọt, bóc vỏ kỹ, rửa ngâm nước sạch, luộc mở vung và nấu chín kỹ trước khi ăn; đối với  lá sắn cần ngâm nước, rửa sạch, muối chua hoặc luộc thật kỹ trước khi ăn. Khi ăn sắn, thấy sắn có vị đắng thì không nên ăn.

Các địa phương cần tăng cường thông tin cảnh báo cho người dân loại sắn đắng, sắn cao sản không được sử dụng chế biến thành thức ăn trực tiếp (củ luộc, nướng hay lá sắn muối, luộc…).
 
Theo Vietnamnet

Tin xem thêm

Trao nụ hôn kiểu Pháp, Việt kiều 4 con tán đổ mẹ đơn thân...

Kỹ năng sống
03/01/2025 10

Trong một đêm lãng mạn tại Đà Lạt, người đàn ông Việt kiều bất ngờ trao cho mẹ đơn thân nụ hôn kiểu Pháp. Sau 10 năm yêu thương, cặp đôi có đám cưới thăng hoa, lãng mạn.

Ông bố trẻ đưa vợ con rời TPHCM, xây tổ ấm đẹp như mơ ở Lào Cai

Kỹ năng sống
03/01/2025 09

Mỗi sáng thức dậy, vợ chồng anh Nam cảm thấy sảng khoái khi được ngắm khu vườn xanh mướt, khóm cẩm tú cầu nở rực rỡ, hít hà không khí trong lành và nghe tiếng chim líu lo...

iPhone 17 Pro Max sẽ tạo bước ngoặt cho dòng sản phẩm cao cấp của Apple?

Kỹ năng sống
03/01/2025 09

Năm nay, Apple đã tăng kích thước màn hình trên dòng iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max so với dòng iPhone 15 Pro. Và năm sau, người dùng mong đợi một sự thay đổi lớn về ...

Cậu bé lớp 7 giành điểm tuyệt đối hai kỹ năng IELTS

Kỹ năng sống
03/01/2025 08

Nguyễn Nam Long, học sinh lớp 7, đạt 8.0 IELTS trong lần thi đầu, trong đó điểm Speaking và Listening tuyệt đối - 9.0.

Tư duy theo cách mới, đưa nông sản Việt ra thế giới

Kỹ năng sống
03/01/2025 07

Kết quả đạt được của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong việc đưa nông sản Việt ra thế giới vẫn chưa được như kỳ vọng. Đại diện cơ quan quản lý gợi ý tư duy ...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 2/1

Kỹ năng sống
02/01/2025 20

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 2/1

Chỉ 30 phút mỗi ngày làm 2 điều này, trí nhớ sẽ được cải thiện

Kỹ năng sống
02/01/2025 16

Các nhà nghiên cứu chỉ ra việc dành thời gian tập thể dục vào sáng sớm không chỉ có ích trong 1-2 ngày mà còn cải thiện trí nhớ về sau.

Cuộc sống tối giản ở núi rừng Nam Mỹ của chàng trai Việt và vợ Tây...

Kỹ năng sống
02/01/2025 10

Chọn cách sống gần gũi với thiên nhiên nên vợ chồng anh Đức chỉ ăn trái cây, hạt ngũ cốc. Thỉnh thoảng anh chị luộc thêm sắn, khoai…

Hai vị trí cần giữ ấm nhất trong mùa đông

Kỹ năng sống
02/01/2025 09

Đột quỵ là bệnh lý ở não và không thể sơ cứu bằng các biện pháp thông thường như chích lể, sấy làm ấm. Người bệnh cần cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa đột quỵ.

24 tiếng phát hiện 200 ứng dụng 'người lớn' dán nhãn trẻ em trên Apple Store

Kỹ năng sống
02/01/2025 08

Hơn 200 ứng dụng không phù hợp được xếp loại 'dành cho trẻ em' trên cửa hàng ứng dụng App Store của Apple.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media