'Vòng tròn' bệnh thành tích trong giáo dục, cuối cùng dồn áp lực xuống học sinh

23/05/2025 10:00
Theo chuyên gia, bệnh thành tích trong giáo dục là vòng tròn của cả hệ thống, nhưng nặng nhất vẫn là từ các cơ quan quản lý, sau đó áp xuống các nhà trường rồi thầy cô và cuối cùng đẩy áp lực xuống học sinh.
Mới đây, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm chia sẻ thực trạng và giải pháp giúp trẻ em lớn lên với tuổi thơ không áp lực.

Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho biết, năm 2017, bà cùng cộng sự thực hiện một nghiên cứu liên quan đến bệnh thành tích trong giáo dục và nhận thấy đây là căn bệnh của cả hệ thống.

Bệnh thành tích nặng nhất là từ các cơ quan quản lý, sau đó áp xuống các nhà trường. Các nhà trường lại đẩy áp lực ấy xuống thầy cô giáo. Cứ thế, giáo viên không có cách nào khác là đẩy áp lực xuống học sinh. Đôi khi, chính thầy cô cũng không nhận ra việc thực hiện các yêu cầu của cấp trên đã khiến học sinh hứng chịu áp lực.

Áp lực không chỉ đến từ kết quả học tập, đôi khi còn tới từ những yêu cầu người lớn không ngờ tới. “Chẳng hạn với một số học sinh, chỉ có việc sắp xếp đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp cũng khiến các em căng thẳng. Các em áp lực vì khi cô kiểm tra, nếu thiếu đồ sẽ bị phạt, bị phê bình. Thậm chí có em đang ngủ cũng hốt hoảng choàng dậy mở cặp sách ra kiểm tra xem có thiếu đồ dùng gì hay không”, bà Thuận kể lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Thuận, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

Không chỉ vậy, kỳ vọng từ phía phụ huynh cũng là một áp lực đối với học sinh, thậm chí với cả gia đình. Cha mẹ luôn mong con trở thành “viên kim cương lấp lánh nhất”, vì thế học sinh phải đi học suốt tuần, tham gia quá nhiều cuộc thi.

Về điều này, ThS Phạm Thị Phương Thức, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học, chỉ ra học sinh ngày nay có rất nhiều nhiệm vụ học tập khác nhau, từ học các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ đến hoàn thành các hoạt động ở trường. Sau đó, các em còn phải tham gia học đàn, học vẽ...

Để con hoàn thành khối lượng hoạt động lớn như vậy, các bậc cha mẹ buộc phải cắt giảm những thứ làm xao nhãng sự tập trung của trẻ, dẫn đến hạn chế hoạt động con yêu thích như đá bóng, giao lưu bạn bè... Tuy nhiên, theo bà Thức, việc cắt giảm này cũng là yếu tố gây sức ép rất lớn cho trẻ.

‘Tạo áp lực cho trẻ có thể xem là vi phạm quyền trẻ em’

Đồng quan điểm, ông Hà Đình Bốn, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cũng chỉ ra thực trạng nhiều phụ huynh đang tạo áp lực cho con phải đạt điểm số cao, thành quán quân hay nhà vô địch trong các cuộc thi, gây ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần. Theo ông, việc tạo áp lực lên trẻ dù trực tiếp hay gián tiếp cũng có thể xem là vi phạm quyền trẻ em.

Để giảm áp lực, giúp trẻ vẫn hồn nhiên, sống đúng với tuổi thơ mà vẫn phát huy tối đa năng lực, ông Bốn nhìn nhận cha mẹ cần hiểu cách đánh giá năng lực, năng khiếu và khả năng của con, không chạy theo phong trào, ước vọng xa vời, lạm dụng quyền cha mẹ để gây áp lực, buộc trẻ phải làm theo mong muốn của mình.

Các khách mời tham gia tọa đàm. 

TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) bày tỏ đồng tình, phụ huynh phải hiểu mục đích cuối cùng là để con có cuộc sống hạnh phúc. “Hạnh phúc không phải là con thi được giải nọ, giải kia mà hạnh phúc là phát huy năng lực, sáng tạo của từng học sinh”.

Ngoài cha mẹ, theo ông Trí, ngành giáo dục, xã hội cũng cần có sự vào cuộc đồng bộ. “Chẳng hạn bên cạnh tôn vinh những học sinh có kết quả tốt, chúng ta cũng quan tâm đến học sinh có sự tiến bộ trong học tập.

Trong những năm vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có sự thay đổi trong cách đánh giá, trong đó công nhận sự tiến bộ của từng học sinh, không so sánh các em với nhau. Đó chính là động lực để trẻ giảm áp lực, từ đó tạo môi trường học tập lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực”, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông nói. 

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại nhìn nhận, áp lực là điều không tránh khỏi trong cuộc sống. Vì vậy, điều quan trọng là phải nâng cao khả năng chịu áp lực của trẻ.

“Nếu định nghĩa áp lực là xấu, tìm mọi cách để nó không xuất hiện thì sẽ càng áp lực hơn. Do đó chúng ta nên công nhận áp lực là chuyện đương nhiên và phải nâng cao khả năng chịu áp lực thì đứa trẻ mới có thể phát triển toàn diện”.

Ông Nam cho rằng, phụ huynh và các nhà trường phải trang bị cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, ứng xử với thất bại, năng lực phục hồi. Đồng thời, cha mẹ không nên ca ngợi thành tích của “con nhà người ta”, liên tục yêu cầu trẻ rút ra bài học gì khi mắc phải sai lầm.

“Cha mẹ cần giúp con thay đổi góc nhìn tích cực, bình thường hóa những áp lực. Khi trẻ bao quanh bởi những người đầy áp lực thì chắc chắn trẻ không thể không áp lực”, ông Nam nói.


(Theo Vietnamnet)

Tin xem thêm

7 nhóm người cẩn thận khi ăn quả vải

Kỹ năng sống
13/06/2025 16

Quả vải thiều ngọt thanh, mọng nước, là trái cây được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng nên ăn vì có thể gây hại sức khỏe.

Cách làm mojito chanh bạc hà giải nhiệt ngày hè

Kỹ năng sống
13/06/2025 11

Mojito chanh bạc hà là thức uống giải nhiệt tuyệt vời ngày hè. Hãy cùng với VietNamNet làm thử món mojito chanh bạc hà thơm ngon, lạ miệng, hấp dẫn này nhé!

Cách mix đồ xinh, sống ảo diện mùa hè

Kỹ năng sống
13/06/2025 10

Du lịch hè, việc mong muốn có những tấm ảnh sống ảo lung linh chắc hẳn là ước muốn của mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mix đồ sao cho thật "chất".

4 mẹo cần nhớ để sở hữu vòng eo mãi như thời con gái

Kỹ năng sống
13/06/2025 10

Chỉ vài tháng sau sinh, HLV Hana Giang Anh nhanh chóng lấy lại vòng eo "con kiến" như thời con gái. Cô chia sẻ cùng Zing.vn những mẹo nhỏ giúp giảm mỡ bụng hiệu quả, nhan...

Học ở Nhật, Mỹ, con tôi chưa từng được nhận giấy khen tổng kết năm học

Kỹ năng sống
13/06/2025 10

Có con học 5 năm tiểu học tại Nhật và 2 năm trung học ở Mỹ, chị Mai Phạm chia sẻ, các con chị chưa bao giờ được trao giấy khen hay công bố thứ hạng ở lớp cuối mỗi năm học...

Chồng Tây vợ Ta và ngược lại

Kỹ năng sống
13/06/2025 10

Việt kiều định cư ở nước ngoài theo diện kết hôn với người bản xứ tuy chiếm tỉ lệ không lớn trong cộng đồng, nhưng lại tạo ấn tượng bởi bản lĩnh cũng như sự va đập mạnh m...

Thực phẩm chức năng giả nguy hiểm như thế nào?

Kỹ năng sống
13/06/2025 08

Theo Dược sĩ Phạm Ngọc Thảo Uyên, thực phẩm chức năng giả là mối nguy hiểm nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em có sức đề kháng yếu và cơ thể đang trong giai đoạn phát t...

Chồng vác tủ lạnh nặng 36kg vượt quãng đường hơn 100km để tưởng nhớ vợ quá cố

Kỹ năng sống
13/06/2025 08

ANH - Người đàn ông vừa đeo tủ lạnh, vừa hoàn thành hành trình đi bộ dài 112km xuyên dãy núi trong vòng chưa đầy 36 giờ, để tưởng nhớ vợ quá cố.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media