Canh bí là món ăn mát, giải nhiệt vào mùa hè được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm khi ăn:
Không ăn bí có vị đắng
Theo Livescience, bí nấu canh, giống như các loại thuộc họ bầu bí khác, đôi khi chứa cucurbitacin - một nhóm hợp chất tự nhiên có vị đắng và độc đối với con người. Thông thường, bí trồng tại vườn nhà thường đã được chọn lọc để loại bỏ cucurbitacin. Tuy nhiên, chất này vẫn tồn tại trong một số ít trường hợp do thụ phấn chéo với loại cây dại, hạt giống không đạt chuẩn, môi trường bất lợi (hạn hán, đất nhiễm mặn…).
Chỉ cần một lượng nhỏ chất độc trên có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, dẫn đến buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chuột rút cơ bắp và đau đầu.
Bí có thể chế biến thành món ăn thơm mát vào mùa hè. Ảnh minh họa: Ban Mai
Không nên ăn vỏ, hạt bí
Vỏ và hạt bí chứa các chất phản dinh dưỡng như phytate và oxalate, gây cản trở hấp thụ khoáng chất (canxi, sắt…) và có thể dẫn tới sỏi thận nếu tích tụ lâu dài. Ngoài ra, vỏ cứng và hạt nếu không nấu chín gây khó tiêu và kích thích đường ruột.
Bởi vậy, bạn nên gọt sạch vỏ, bỏ hạt và nấu bí chín kỹ bằng cách luộc, hấp, nấu canh để phân hủy các chất không mong muốn, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất an toàn.
Không kết hợp với các thực phẩm có tính hàn và lợi tiểu khác
Bí có tính mát và lợi tiểu, khi kết hợp với các thực phẩm cùng tính (đậu, mướp đắng, cá diếc, giấm…) dễ kích thích hệ tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu, dẫn tới mất cân bằng điện giải và mệt mỏi.
Do đó, bạn hãy kết hợp bí đao với thực phẩm có tính ấm và trung hòa như thịt, gừng, tỏi. Tránh dùng cùng thực phẩm "mát” hoặc lợi tiểu khi cơ thể đang yếu mệt để đảm bảo hệ tiêu hóa không quá tải và giúp cân bằng dưỡng chất.
Những người nên hạn chế ăn bí
- Mắc bệnh thận hoặc có tiền sử sỏi thận: Theo Healthline, bí chứa nhiều oxalate và có tính lợi tiểu, điều này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh về thận hoặc kích thích hình thành sỏi.
- Đang dùng thuốc huyết áp hoặc tiểu đường: Bí có khả năng hạ huyết áp cũng như đường huyết. Việc sử dụng cùng lúc với thuốc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi gây hạ huyết áp hoặc hạ đường huyết quá mức.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Bí có tính hàn, nếu sử dụng nhiều hoặc thường xuyên sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu hoặc trẻ đang bú mẹ, như rối loạn tiêu hóa hoặc khó hấp thu chất dinh dưỡng.
- Loét dạ dày hoặc hệ tiêu hoá kém: Bí có khả năng kích thích sản xuất axit dạ dày, đôi khi sẽ làm trầm trọng thêm các vết loét hoặc khó tiêu nếu bạn có hệ tiêu hoá nhạy cảm.
- Dị ứng với phấn hoa: Một số người có cơ địa dị ứng (như dị ứng phấn hoa) cũng có thể bị phản ứng với bí, biểu hiện như phát ban, ngứa, sưng hoặc khó thở.
Theo VietNamNet
Các loại cua, cá, ốc, mực từ biển ăn rất ngon và bổ dưỡng nhưng thường có mùi vị tanh khá khó chịu, nếu không khử hết mùi sẽ khiến món ăn giảm đi vị ngon ngọt vốn có.
Ngay cả những người gầy, trông thanh mảnh, cơ bụng phẳng vẫn có mỡ bụng.
Vai trò tác động của cha mẹ cũng như môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý và sự phát triển của trẻ sau này.
Trong 3 năm yêu, chàng võ sĩ xăm trổ người Úc đã có tổng cộng 11 lần sang Việt Nam thăm bạn gái. Cặp đôi tổ chức đám cưới vào tháng 2/2025.
Vợ chồng tôi cuối cùng cũng ly hôn vì không thể tìm được tiếng nói chung. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa, tôi đã ân hận.
Bé gái 7 tuổi được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vì tình trạng ra khí hư có mùi hôi kéo dài gần 1 năm.
Sùng A Tủa một cán bộ người dân tộc Mông đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường...
Mẹ chồng tìm cách gài bẫy, ép con dâu hiếm muộn ngoại tình rồi ly hôn, để con trai bà cưới vợ mới với hy vọng sớm có cháu đích tôn.
Nếu được quay lại khoảnh khắc ấy, tôi ước mình đã không trả lời tin nhắn của người yêu cũ. Nhưng cuộc đời không có nút "quay lại" và tôi đã phải trả giá cho hành vi ngoại...