Tôi thích ăn các món làm từ lòng lợn, nhất là dồi. Món ăn này có tốt cho sức khỏe không? (Hà Anh, 32 tuổi, Hà Nội)
Lương y Đỗ Minh Tuấn, Hội Đông Y Hà Nội tư vấn:
Trong y học cổ truyền, dồi lợn được xem là một món ăn có tính nhiệt, có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp huyết và tăng cường sức khỏe cho những người cần hồi phục thể lực, thiếu máu, sau khi ốm dậy.
Tuy nhiên, món ăn này cũng tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe người ăn vì có thể chứa chất độc và vi khuẩn nếu không được làm sạch kỹ lưỡng. Bạn ăn không đúng cách gây độc trong cơ thể, mụn nhọt, táo bón, hoặc các bệnh lý liên quan đến gan, thận, tim mạch.
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng từ góc độ y học cổ truyền để ăn lòng, dồi không lo sinh bệnh:
1. Chọn lòng tươi: Phải đảm bảo tươi mới, không bị ôi thiu, hư hỏng. Mua phải loại kém chất lượng, nhiễm vi sinh vật dẫn đến cơ thể bị tích tụ độc tố, gây hại gan và thận.
2. Làm thật sạch, khử mùi: Khi làm lòng, bạn cần vệ sinh sạch kỹ lưỡng để loại bỏ hết tạp chất, máu còn sót lại và vi khuẩn có thể ẩn nấp trong đó.
Cách làm sạch lòng như sau: Rửa kỹ với nước muối loãng hoặc nước gừng để khử mùi tanh và đun sôi trước khi chế biến, giúp loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Nếu có thể, bạn nên ngâm lòng tiết trong nước chanh hoặc giấm để khử mùi hôi và tẩy sạch vi khuẩn.
3, Nấu chín kỹ: Không được ăn tái lòng, dồi vì nguy cơ vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết. Việc nấu chín kỹ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có hại, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hóa của cơ thể. Các món ăn chế biến từ lòng, dồi như lòng như xào, hấp, luộc đều phải nấu đủ thời gian để đảm bảo không còn vi khuẩn tồn tại.
4, Không ăn nhiều: Dù lòng, dồi ngon, bổ nhưng ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng nhiệt độc, làm gia tăng các bệnh lý mỡ máu, tim mạch, gout, gây mụn nhọt, táo bón.
Trong 100g lòng có khoảng 400mg cholesterol, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra dư thừa cholesterol, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, món ăn này cũng kỵ với người cao tuổi, bệnh nhân tim mạch, gout.
Chế độ ăn hợp lý là 1-2 lần mỗi tuần và kết hợp với các món thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh làm cơ thể nóng quá như ngải cứu, rau mồng tơi, dưa leo.
5, Thời điểm ăn lòng: Việc ăn lòng tiết vào buổi tối có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng nhiệt trong cơ thể. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên ăn món này vào buổi sáng hoặc trưa, khi cơ thể còn nhiều năng lượng để tiêu hóa và hấp thụ.
Theo VietNamNet
Bệnh nhi sinh năm 2019 ở Ninh Bình được bảo hiểm y tế chi trả tới hơn 4,88 tỷ đồng để điều trị bệnh trong gần 1,5 năm. Căn bệnh chính bé mắc phải là tích lũy glycogen.
Triệu chứng đầu tiên là sốt, nhức đầu, chán ăn, mất ngủ, bồn chồn, đồng thời xuất hiện triệu chứng sợ nước, sợ gió.
Thay vì bon chen phố thị ồn ào, chị Hoàng Thị Xới đã quyết định về nơi mình sinh sống để phát triển du lịch cộng đồng. Với cách làm độc đáo, nhiều khách du lịch đã biết đ...
Buổi tối sau lễ tân hôn, hai vợ chồng không có sức kiểm tra tiền mừng cưới bởi quá mệt và số phong bì quá nhiều.
Mướp đắng nhồi thịt là món ăn thanh nhiệt, hấp dẫn cho bữa cơm ngày hè. Cách nấu canh mướp đắng nhồi thịt khá đơn giản. Hôm nay, VietNamNet sẽ hướng dẫn bạn cách làm mướp...
Người có vóc dáng mảnh khảnh và nhỏ bé có thể ăn mặc sành điệu, thanh lịch nếu biết cách phối hợp khéo léo.
Khi Lục Thị Kiều Duyên đang "phiêu" với bản tình ca Việt Nam trên sân khấu, dưới ghế khán giả Xu Changwen ngây người "như bị hớp hồn".
Đây là một kỹ năng rất quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài nhưng nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua hoặc ít chú ý đến.