Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng khăn lạnh hạ nhiệt cho người bệnh vì có thể khiến tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm.
Theo The Sun, cảnh báo này được đưa ra sau khi bác sĩ Christabel Akinola chia sẻ trên Instagram câu chuyện về một người phụ nữ đã lau người cho con bằng nước lấy từ tủ lạnh khi thấy bé sốt cao. Người mẹ đã lau ngực, lưng, cổ và đầu của trẻ. Ngay sau đó, bệnh nhi run cầm cập rồi ngừng cử động và phải nhập viện khẩn cấp.
Cha mẹ cần đưa con nhỏ đi khám nếu sốt cao trên 38 độ C hoặc cơn sốt kéo dài. Ảnh minh họa: Pexels
Bác sĩ Akinola cho rằng việc lau người bằng nước lạnh khi bị sốt có thể dẫn đến co giật hoặc tác động xấu tới hệ tim mạch.
Giáo sư người Anh Franklin Joseph giải thích, nguyên nhân là nước lạnh làm các mạch máu dưới da co lại. Hiện tượng co mạch có thể khiến nhiệt độ bên trong cơ thể tăng cao hơn, làm tình trạng sốt nặng thêm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng gây áp lực lớn cho tim và hệ tuần hoàn.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi làm lạnh nhanh trên diện rộng, cơ thể sẽ tập trung giữ nhiệt cho các cơ quan quan trọng như não, tim và phổi, dẫn đến tình trạng sốc, hạ thân nhiệt, thậm chí suy tim mạch.
Việc làm lạnh đột ngột còn khiến việc điều hòa nhiệt độ tự nhiên của cơ thể bị rối loạn, giảm lượng máu lưu thông đến các cơ quan thiết yếu, trong những trường hợp nặng nguy cơ dẫn đến tử vong. Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt của các em còn yếu.
Thay vì dùng khăn lạnh, cách xử lý đúng khi trẻ bị sốt là giữ cho bé mát mẻ, không để lạnh.
Giáo sư Joseph khuyên: "Hãy cho bệnh nhi mặc quần áo mỏng nhẹ, giữ phòng ở nhiệt độ vừa phải, đảm bảo trẻ được uống đủ nước. Phụ huynh cũng có thể cho con uống thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp với lứa tuổi".
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần cố gắng hạ sốt. Theo Giáo sư Joseph, sốt là phản ứng tự nhiên và quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, virus vốn khó tồn tại ở nhiệt độ cao. Việc can thiệp hạ sốt quá sớm có thể kéo dài quá trình bệnh.
Theo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trên 38 độ C hoặc cơn sốt kéo dài. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm như: khó thở, nổi ban, co giật, buồn ngủ bất thường, nôn mửa liên tục hoặc mất nước (khô miệng, tiểu ít).
Giáo sư Joseph nhấn mạnh: "Nếu cảm thấy lo lắng, hãy tin vào bản năng của mình và đưa trẻ đến gặp bác sĩ".
Theo Vietnamnet.
Việc sơ cứu diễn ra khẩn trương, nam bác sĩ vừa giữ nhịp thở cho nạn nhân, vừa chờ xe cấp cứu đến. Ngoài ra, anh còn tiến hành sơ cứu, băng bó vết thương ở cẳng tay cho n...
Á hậu Quỳnh Châu, người đẹp Lydie Vũ người kín bưng, người hở bạo với trang phục 'Nước mắt cực quang' của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn.
ẤN ĐỘ - Vụ tai nạn mới đây xảy ra tại ga xe lửa Ashoknagar ở Madhya Pradesh.
ẤN ĐỘ - Một gia đình ở làng Kovaya, huyện Rajula, đã vô cùng hoảng sợ khi chứng kiến một con sư tử trưởng thành cố gắng xông vào phòng bếp nhà họ vào lúc nửa đêm.
Khi trẻ bị sốt, nhiều phụ huynh thường nghĩ đến việc dùng khăn lạnh để hạ nhiệt. Tuy nhiên, một em nhỏ đã phải đi cấp cứu sau khi được mẹ chăm sóc như vậy.
Tại các hội nhóm trên mạng xã hội, du khách bày tỏ sự lo lắng trước thông tin nhiều khách sạn ở Hà Nội đã kín phòng dịp 2/9, thời điểm diễn ra sự kiện diễu binh, diễu hàn...
MobiEdu và OneTouch vừa được Bộ KH&CN phê duyệt là các nền tảng đào tạo trực tuyến mở đại trà, cung cấp miễn phí kiến thức kỹ năng số, công nghệ số cơ bản cho người dân v...
Tháng 4 vừa qua, lượng ô tô sản xuất trong nước cũng như xe nhập khẩu tiếp tục tăng so với những tháng trước đó. Nguồn cung dồi dào sẽ khiến nhiều hãng xe tiếp tục 'đại h...
Nhiều năm qua, thông tin về kết quả kinh doanh của các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt không được công khai. Kể từ sau chuyển giao bắt buộc, những thông tin về sức khoẻ c...