'Cái chết' rình rập mùa đông, bác sĩ chỉ ra cách phân biệt đột quỵ và trúng gió

30/12/2024 08:00
Nhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.


Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tư vấn: 

Đột quỵ là tổn thương tại não, dấu hiệu diễn ra rất nhanh, chậm cấp cứu có thể tử vong hoặc di chứng tàn phế.

Toàn thế giới ghi nhận khoảng 15 triệu người đột quỵ mỗi năm, mỗi 45 giây có một người đột quỵ và 3 phút có một người tử vong.

Tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam cao hơn thế giới. Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Về mùa đông, tỷ lệ đột quỵ cao, nhất là thời điểm sáng sớm khi ngủ dậy.

Nguyên nhân trời lạnh khiến số lượng ca đột quỵ tăng là do nhiệt độ thấp có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp, máu cô đặc dẫn đến hình thành cục máu đông gây đột quỵ. Trong mùa này, nhiều người lười vận động, tập thể thao hơn, có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ.

Dấu hiệu đột quỵ và trúng gió:

Trong khi đó, nhiều người khi thấy dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, xây xẩm cho rằng mình bị trúng gió, chỉ cần đánh cảm hoặc cạo gió là khỏi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Vì vậy, người dân cần phân biệt rõ để xử lý đúng cách, giúp giảm nguy cơ bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, sống thực vật, thậm chí tử vong.

Triệu chứng của trúng gió là cảm giác bủn rủn, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Người bệnh có thể thêm triệu chứng xổ mũi, gai rét, sốt nhẹ.

Còn đột quỵ là vấn đề xảy ra ở não, biểu hiện khu trú hơn, nhanh. Dấu hiệu được gói gọn trong 4 chữ: FAST.

F (FACE): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn. Khi đó, bạn yêu cầu người bệnh nói xem mặt có lệch, miệng méo không?

A (ARM): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên cùng lúc, cân bằng. Nếu 1 tay thấp hơn hoặc không thể giơ lên được bạn nghĩ ngay tới đột quỵ.

S (SPEECH): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản. Bạn xem người bệnh nói có tròn vành rõ chữ như thường ngày không. Hoặc người bệnh hơi lú lẫn nói không liên quan như hỏi tên nhưng trả lời tuổi.

Nếu 1 người có 1 trong 3 dấu hiệu trên thì khả năng 70% là đột quỵ não. Khi đó, bạn phải thực hiện chữ T cuối cùng.

T (TIME): Khi ai đó xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Khi cơn đột quỵ xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua sẽ làm mất 2 triệu tế bào thần kinh. Do đó, phải tiếp cận điều trị càng sớm càng tốt. 

Cấp cứu thường giới hạn trong 3-4,5 giờ đầu (một số trường hợp có thể mở rộng lên 6 đến 24 giờ) từ khi có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Giờ vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh, giúp hạn chế tối đa các biến chứng và người bệnh phục hồi nhanh.

Để phòng đột quỵ, bạn thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ như bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.
 
Theo Vietnamnet


Tin xem thêm

Chỉ 30 phút mỗi ngày làm 2 điều này, trí nhớ sẽ được cải thiện

Kỹ năng sống
02/01/2025 16

Các nhà nghiên cứu chỉ ra việc dành thời gian tập thể dục vào sáng sớm không chỉ có ích trong 1-2 ngày mà còn cải thiện trí nhớ về sau.

Cuộc sống tối giản ở núi rừng Nam Mỹ của chàng trai Việt và vợ Tây...

Kỹ năng sống
02/01/2025 10

Chọn cách sống gần gũi với thiên nhiên nên vợ chồng anh Đức chỉ ăn trái cây, hạt ngũ cốc. Thỉnh thoảng anh chị luộc thêm sắn, khoai…

Hai vị trí cần giữ ấm nhất trong mùa đông

Kỹ năng sống
02/01/2025 09

Đột quỵ là bệnh lý ở não và không thể sơ cứu bằng các biện pháp thông thường như chích lể, sấy làm ấm. Người bệnh cần cấp cứu tại cơ sở y tế chuyên khoa đột quỵ.

24 tiếng phát hiện 200 ứng dụng 'người lớn' dán nhãn trẻ em trên Apple Store

Kỹ năng sống
02/01/2025 08

Hơn 200 ứng dụng không phù hợp được xếp loại 'dành cho trẻ em' trên cửa hàng ứng dụng App Store của Apple.

Học trò lớp 6 giành suất thi học sinh giỏi lớp 9 của Hà Nội

Kỹ năng sống
02/01/2025 08

Hải Nam là học sinh lớp 6 duy nhất được huyện Thanh Oai chọn thi tiếng Anh cấp thành phố, vốn dành cho lớp 9.

Ứng dụng công nghệ số vào ghi chép nhật ký sản xuất trái xoài Đồng Nai

Kỹ năng sống
02/01/2025 07

Tỉnh Đồng Nai đang tích cực khuyến cáo, hỗ trợ các hợp tác xã (HTX), nông dân thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất điện tử nhằm nâng cao sức cạnh tranh và giá trị nông sản...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 1/1

Kỹ năng sống
01/01/2025 20

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 1/1

Loại rượu khiến bạn dễ mệt mỏi hơn

Kỹ năng sống
01/01/2025 16

Rượu vang đỏ chứa nhiều chất quercetin khiến cơ thể xử lý không hiệu quả, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Chồng Pháp chữa lành tổn thương cho vợ Việt bằng hôn nhân ngọt ngào...

Kỹ năng sống
01/01/2025 10

Làm mẹ đơn thân 6 năm, Minh Nguyệt không dám mở lòng tìm hạnh phúc mới. Cho tới khi gặp người đàn ông Pháp, cuộc sống của chị bước sang trang mới với nhiều ngọt ngào, trâ...

Điều gì xảy ra khi uống trà nóng mỗi ngày?

Kỹ năng sống
01/01/2025 09

Dùng trà nóng thường xuyên đem lại nhiều tác dụng cho tim mạch, hỗ trợ giảm cân… nhưng nếu đồ uống quá nóng lại phản tác dụng.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media