Cuộc đua 'dạy con từ thuở còn thơ' ở Hàn Quốc

03/04/2025 10:00
Các gia đình Hàn Quốc cố gắng đầu tư cho con học tiếng Anh từ mẫu giáo, tạo thành "cuộc đua từ lúc đóng bỉm" để tăng khả năng cạnh tranh sau này.
Một báo cáo gần đây cho biết gần một nửa số trẻ em ở Hàn Quốc được bố mẹ đăng ký vào các chương trình giáo dục sớm, đặc biệt là ghi danh vào các trường mẫu giáo giảng dạy bằng tiếng Anh, để có thể được nhận vào các trường tư danh tiếng, được người Hàn gọi là hagwon (học viện).

Cuộc cạnh tranh khốc liệt tới nỗi người Hàn Quốc thường nói đùa rằng để giành được một suất vào hagwon danh tiếng, những em bé còn đóng bỉm đã phải tham gia cuộc đua đánh giá năng lực.

Nhiều phụ huynh mạnh tay đầu tư cho con cái theo học các trường mẫu giáo dạy tiếng Anh với hy vọng con sẽ có được lợi thế suốt đời so với các bạn đồng trang lứa. Nhưng Lim Wong, giáo sư đại học Yonsei ở Seoul, hoài nghi về tính hiệu quả thật sự của những chương trình giáo dục sớm đầy tốn kém đó.

Theo kinh nghiệm giảng dạy hàng nghìn học sinh ở Hàn Quốc và Mỹ, ông nhận thấy những em bắt đầu học tiếng Anh từ sớm chưa chắc là người học tiếng Anh giỏi nhất, kể cả những người đã học nhiều năm. Ngược lại, những học sinh bắt đầu hứng thú với tiếng Anh trong độ tuổi thiếu niên và chăm chú học ngoài thời gian ở trường, trong đó có xem phim và đọc sách giải trí, lại tiến bộ đáng kể.

Giáo sư Lim Wong cho rằng động lực tự thân có lẽ quan trọng hơn giáo dục sớm trong việc học tiếng Anh, đặc biệt khi cha mẹ thúc ép con cái học tập từ quá sớm.

Khi bắt buộc phải lưu loát tiếng Anh như định cư ở nước ngoài, trẻ em ban đầu có thể gặp khó khăn nhưng sẽ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, vì tiếng Anh lúc này trở thành một phần trong đời sống thường nhật. Ngược lại, việc bố mẹ ép con cái học tiếng Anh mà không có mục đích rõ ràng có thể khiến trẻ em coi tiếng Anh là vật cản thay vì công cụ hay đặc quyền, cuối cùng dẫn tới căng thẳng và giảm hứng thú học tập.

Bởi vậy, ông Lim cho rằng ngành giáo dục tư nhân đang nở rộ ở Hàn Quốc đã khiến trẻ em đối mặt với kỳ vọng vượt xa lứa tuổi. Trẻ mới biết đi ở Hàn Quốc đã phải xem sách giáo khoa dành cho học sinh lớn tuổi hơn ở Mỹ, còn học sinh tiểu học cắm đầu học toán nâng cao, khiến các em có ít thời gian học hành và vui chơi hiệu quả.

Một số nghiên cứu cho thấy giáo dục sớm mang lại lợi ích cho trẻ em, nhưng trong thời hạn nhất định. Một đứa trẻ 7 tuổi có thể thành thạo phép nhân trong một hoặc hai tháng, trong khi trẻ mẫu giáo có thể mất một năm hoặc lâu hơn để làm được như vậy, vì não bộ chưa phát triển đầy đủ.

Cha mẹ thường nghĩ rằng cho con học từ sớm luôn có lợi, nhưng cho trẻ học quá nhiều kiến thức từ quá sớm hiếm khi mang lại lợi ích lâu dài nếu kiến thức đó không phù hợp lứa tuổi.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học Margaret Burchinal và đồng nghiệp tại Đại học Virginia, Mỹ với 4.667 trẻ em lứa tuổi 3-5 cho thấy trẻ em được giáo dục sớm ở Tennessee ban đầu có thành tích vượt trội so với các bạn cùng lứa về năng lực đọc viết và toán cho tới 9 tuổi. Tuy nhiên, đến năm 11 tuổi, thành tích của nhiều trẻ bắt đầu giảm sút đi cùng các vấn đề hành vi. Đây là dấu hiệu đáng báo động về những rủi ro tiềm ẩn từ áp lực giáo dục sớm.

Theo giáo sư Lim, nhiều cha mẹ Hàn Quốc đặt kỳ vọng của mình lên con cái với niềm tin giáo dục sớm một cách nghiêm khắc sẽ đảm bảo thành công. Tuy nhiên, khi làm vậy, họ đã chuyển sự căng thẳng sang con cái, dù vô tình hay cố ý.

Một số người mong đợi con cái thể hiện lòng biết ơn và vâng lời tuyệt đối, ngay cả khi con đã trưởng thành, như một khoản đầu tư có lãi vào chi phí đã bỏ ra cho con đi học sớm. Những hành vi này làm lu mờ định nghĩa về mục đích và sự phát triển cá nhân của trẻ em.

Giáo sư ngành giáo dục Kim Eun-joo tại Đại học Yonsei nhắc nhở rằng việc các bậc cha mẹ tôn trọng quyền tự do lựa chọn của con trẻ, cũng như quyền được khám phá bản thân một cách độc lập, tạo ra sức mạnh lớn hơn và nhiều tình yêu hơn, so với áp đặt kiểm soát.
 
Giáo sư Lim nhận thấy khi thế hệ Thiên niên kỷ và Gen Z bước vào vai trò làm cha mẹ, họ đang thay đổi thái độ đối với việc học hành và giáo dục sớm của con cái. Ông nêu ví dụ về JD, một đồng nghiệp trẻ muốn cho con vào học trường mẫu giáo tốt, nhưng quyết định từ bỏ khi nhận thấy chi phí cho chương trình học tiếng Anh quá cao. JD đã quyết định sẽ dành số tiền này cho tương lai con gái.

Ông Lim cho rằng nền tảng giáo dục tốt nhất dành cho con trẻ không phải nằm ở việc đưa con vào học các trường tư thục đắt đỏ tại những quận thượng lưu ở Seoul, mà nằm ở niềm vui cùng nhau khám phá cuộc sống qua tiếng cười bên bàn ăn, kể chuyện trước giờ đi ngủ hay chơi đùa vô tư ở sân trường, nơi các em thực sự hòa nhập với thế giới, điều mà không có từ vựng SAT hay công thức toán nào có thể thay thế.

Tổng hợp nhiều nguồn

Tin xem thêm

Người đàn ông nhảy qua cây cầu sắp gãy để tìm vợ con giữa cơn động đất

Kỹ năng sống
04/04/2025 16

THÁI LAN - Bất chấp nguy hiểm, người đàn ông đã dũng cảm nhảy ra cây cầu nối giữa hai tòa chung cư để tìm vợ con giữa cơn động đất.

Cách làm cá lóc kho tiêu đậm đà chuẩn Nam Bộ

Kỹ năng sống
04/04/2025 11

Cá lóc kho tiêu là món ăn được nhiều người yêu thích. Chỉ bằng một số nguyên liệu cơ bản là bạn có thể tự làm món cá lóc kho tiêu hấp dẫn rồi. Dưới đây là cách làm cá lóc...

Nước mắt của hoa hậu

Kỹ năng sống
04/04/2025 10

Miss Global 2023 Ashley Melendez trao vương miện trong thiết kế lấy cảm hứng từ phượng hoàng lửa của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn. Cô bật khóc khi lần đầu thử tran...

14 mẹo vặt làm đẹp con gái nên biết

Kỹ năng sống
04/04/2025 10

Với những mẹo vặt làm đẹp này, các cô gái sẽ rạng rỡ hơn mà không cần phải trang điểm cầu kỳ.

Tranh cãi có nên 'thuê' con làm việc nhà

Kỹ năng sống
04/04/2025 10

Khảo sát của Ngân hàng Barclays (London) cho thấy 67% trẻ em ở Anh nhận tiền tiêu vặt khi làm việc nhà và 74% phụ huynh tin điều này giúp trẻ trân trọng tiền bạc hơn.

Chênh 25 tuổi, cô gái ngại đến với bạn trai ngoại quốc vì sợ tiếng 'đào mỏ'

Kỹ năng sống
04/04/2025 10

Chia sẻ tâm sự trên một diễn đàn của chị em yêu/ lấy người ngoại quốc, cô gái hoang mang giữa ngã ba đường không biết nên xử sự sao cho phải khi đang bị giằng xé giữa yêu...

Bác sĩ giải thích cách chữa bệnh ‘màu xanh không đường, màu đen nửa đường’

Kỹ năng sống
04/04/2025 09

TRUNG QUỐC - Bác sĩ Lý Thụy Văn cho biết, uống "trà xanh không đường, trà đen nửa đường" có thể giảm ho nhưng dùng quá nhiều sẽ gây mất ngủ.

iPhone 16 ‘nhìn thấy ánh sáng’ tại quốc gia 280 triệu dân

Kỹ năng sống
04/04/2025 08

Apple tuyên bố lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia sẽ kết thúc vào ngày 11/4, sau khi hãng công bố kế hoạch đầu tư hơn 300 triệu USD vào quốc gia này.

Tỷ phú thế giới thích tiền, mong được tiền thích

Kỹ năng sống
04/04/2025 08

Tỷ phú Sheldon Adelson - Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Las Vegas Sands: Tôi yêu tiền và hy vọng tiền cũng thích tôi.

Nông dân miền núi thu hàng tỷ đồng từ mô hình nhà màng

Kỹ năng sống
04/04/2025 07

Hiệu quả của mô hình nhà màng cao hơn nhiều so với trồng lúa, ngô… theo kiểu làm nông truyền thống. Ước tính mỗi năm cách sản xuất ứng dụng công nghệ cao này đem lại 2,5 ...


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media