Vào buổi trưa, khi mí mắt bạn nặng trĩu và sự tập trung giảm sút, bạn nhắm mắt trong nửa giờ và tỉnh dậy với cảm giác sảng khoái. Nhưng đến đêm, bạn lại trằn trọc, khó ngủ. Có thể chính giấc ngủ trưa "sảng khoái" trước đó là nguyên nhân.
Giấc ngủ trưa từ lâu được xem là cách hiệu quả để tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, trí nhớ và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa là con dao hai lưỡi: Ngủ đúng cách sẽ giúp phục hồi năng lượng, nhưng ngủ sai cách có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và khó ngủ vào ban đêm.
Chợp mắt vào buổi trưa có thể giúp bạn tỉnh táo, có thêm năng lượng vào buổi chiều. Ảnh minh họa: Pexels
Nguyên nhân gây buồn ngủ vào đầu giờ chiều
Hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn ngủ vào đầu giờ chiều, từ khoảng 13h đến 16h. Điều này không chỉ do ăn no mà còn vì nhịp sinh học của cơ thể - một chu kỳ tự nhiên tạo ra các giai đoạn tỉnh táo và mệt mỏi trong ngày.
Các nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngắn trong thời gian này, kết hợp với tiếp xúc ánh sáng mạnh sau khi tỉnh dậy, có thể chống lại mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung. Những giấc ngủ ngắn đủ để não nghỉ ngơi mà không rơi vào giấc ngủ sâu, giúp bạn dễ tỉnh táo hơn.
Ngủ trưa bao lâu là đủ?
- 10-20 phút: Đây là khoảng thời gian lý tưởng để ngủ trưa. Giấc ngủ ngắn tái tạo năng lượng mà không gây cảm giác uể oải khi thức dậy.
- Hơn 30 phút: Nguy cơ bạn sẽ rơi vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy uể oải, mất phương hướng. Hiện tượng này gọi là "quán tính giấc ngủ" và có thể kéo dài đến một giờ.
- Ngủ trưa quá muộn: Nếu ngủ trưa sau 16h, bạn có thể làm giảm "áp lực giấc ngủ" - nhu cầu ngủ tự nhiên của cơ thể vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ vào tối.
- Môi trường: Nơi ngủ nên mát mẻ, tối và yên tĩnh, tương tự như khi ngủ ban đêm. Có thể dùng bịt mắt và tai nghe chống ồn nếu cần.
Khi nào giấc ngủ trưa là cần thiết?
Giấc ngủ trưa có thể mang lại lợi ích lớn nếu bạn biết cách ngủ đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần ngủ trưa. Nếu bạn có giấc ngủ ban đêm chất lượng, không cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày thì không nhất thiết phải ngủ trưa. Điều quan trọng là hiểu cơ thể mình và thử nghiệm để tìm ra cách phù hợp nhất.
- Người làm việc theo ca: Những người có giờ làm việc không ổn định, nhất là ca đêm, thường thiếu ngủ. Một giấc ngủ trưa đúng lúc có thể giúp họ tỉnh táo hơn và giảm nguy cơ mắc lỗi.
- Người thiếu ngủ: Những ai phải làm việc căng thẳng, chăm sóc con nhỏ hoặc có lịch trình bận rộn có thể ngủ trưa để bù đắp giấc ngủ bị thiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng thay cho giấc ngủ ban đêm.
- Người làm việc đòi hỏi sự tập trung cao: Các nhân viên y tế, phi hành đoàn hoặc vận động viên thường có giấc ngủ trưa ngắn theo kế hoạch để tăng sự tỉnh táo và giảm nguy cơ sai sót. Nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy giấc ngủ trưa 26 phút có thể cải thiện 34% hiệu suất làm việc và 54% sự tỉnh táo.
Theo VietNamNet
Sự ấm áp của thầy giáo dạy thể dục khiến cô gái Thanh Hóa rung động. Cả hai nên duyên vợ chồng, vun đắp tổ ấm hạnh phúc cùng 4 “thiên thần nhỏ”.
Tôi phát hiện chồng ngoại tình sau một đêm anh về muộn, người đầy hơi men. Một tin nhắn hiện lên màn hình đã lộ tất cả chuyện anh lén lút sau lưng tôi.
Nhiều người cảm thấy khỏe khi đi cùng một số tài xế, nhưng lại say nặng khi ngồi xe của người khác. Điều này phần nào phản ánh sự khác biệt trong kinh nghiệm và kỹ năng đ...
Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024 Quỳnh Anh cùng Quán quân The Face Tú Anh và dàn người mẫu tự tin tạo dáng trong loạt trang phục mới nhất của NTK Vũ Ngọc và Son.
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng không phát huy hiệu quả tối đa.
Vừa lọt lòng mẹ đã ngã vào bếp lửa, bỏng 80%, khắp người chi chít sẹo nên Thu Đào không dám tin đời mình sẽ có người tình yêu cho đến khi Michael ngỏ lời cầu hôn.
Từ nghiên cứu của ĐH Harvard có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.
MỸ - Bà Mary ăn nhiều rau hơn thịt, không lựa chọn các món chế biến từ cá. Cụ bà sống thọ 101 tuổi hiện tại thích ăn súp vì bổ dưỡng, dễ ăn, cấp nước.
Bệnh nhi sinh năm 2019 ở Ninh Bình được bảo hiểm y tế chi trả tới hơn 4,88 tỷ đồng để điều trị bệnh trong gần 1,5 năm. Căn bệnh chính bé mắc phải là tích lũy glycogen.