Mọi chuyện bắt đầu từ cách mẹ chồng tính toán cho ngày trọng đại của chúng tôi.
Gia đình anh dự định tổ chức tiệc cưới tại nhà, với danh sách khách mời lên tới 50 mâm. Nhưng thay vì chuẩn bị đủ số mâm cỗ, mẹ anh bảo chỉ cần làm 40 mâm là đủ.
Bà lý giải: "Không phải ai cũng đến. Nhiều người chỉ mừng mà không đi ăn cỗ. Nếu có ai đến mà không đủ chỗ ngồi thì ghép vào mâm khác, chật một chút cũng được. Mẹ rút kinh nghiệm từ đám cưới chị con rồi".
Nghe bà nói, tôi cảm thấy vừa bất ngờ vừa thất vọng.
Cô dâu thất vọng vì cách hành xử của nhà trai. Ảnh minh họa: FP
Đám cưới lẽ ra phải là ngày vui, là lúc gia đình tiếp đãi khách khứa một cách chu đáo để thể hiện sự trân trọng. Nhưng trong mắt mẹ chồng, đây lại giống như một bài toán kinh tế, lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.
Bà còn dự trù cả phương án "nếu đông khách quá thì đành chịu khó chật chội một chút, người ta cũng thông cảm".
Thực tế không diễn ra ra như bà dự đoán và còn tệ hơn thế. Ngày cưới, khách đến đông hơn dự kiến. Một số người, ăn mặc chỉnh tề, mang theo phong bì mừng cưới nhưng lại không có chỗ ngồi.
Có người còn đưa cả con cái đến để dự tiệc. Nhìn họ loay hoay, ngại ngùng đứng trước sân, rồi lặng lẽ ra về, tôi cảm thấy xấu hổ thay cho gia đình chồng.
Không chỉ tôi mà một số khách mời ngồi bên trong thấy cảnh đó cũng tỏ ra không hài lòng. Những bàn cỗ đông đúc, người ngồi chen chúc, thức ăn chia phần không đủ... khiến ngày vui bỗng thành bức xúc, khó xử.
Lễ cưới không chỉ là ngày hai người gắn bó với nhau mà còn là dịp để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng với những người đến chung vui.
Việc khách khứa phải ra về vì không có chỗ ngồi hay những ánh mắt ngao ngán khi bàn tiệc quá tải khiến tôi tự hỏi: Phải chăng, trong mắt gia đình anh, danh dự và sự tôn trọng cũng chỉ đáng giá vài mâm cỗ?
Sau buổi tiệc, tôi đã nói chuyện với chồng. Anh bảo: "Em nghĩ nhiều quá, ai cũng hiểu mà. Mẹ chỉ muốn tiết kiệm, đâu có ý gì xấu".
Nhưng trong lòng tôi, đây không chỉ là chuyện tiết kiệm hay tính toán. Đây là vấn đề quan niệm và cách cư xử.
Tôi lo lắng, liệu đây có phải là dấu hiệu cho những bất đồng lớn hơn sau này? Nếu những điều như vậy đã không được coi trọng, liệu sau này tôi có thể sống hòa thuận, vui vẻ?
Tôi nghe nhiều lời bàn tán sau đám cưới và nói với chồng nhưng anh chỉ bảo: "Mọi người nói gì kệ họ. Cưới xin qua rồi, ai còn nhớ làm gì!".
Anh có thể dễ dàng bỏ qua nhưng với tôi, những lời đồn thổi ấy cứ bám riết lấy, như muốn nhắc nhở rằng đám cưới không trọn vẹn là dấu hiệu cho những điều không tốt đẹp trong cuộc hôn nhân này.
Độc giả giấu tên
Theo VietNamNet
Sau 2 năm tìm hiểu, tôi quyết định làm đám cưới với bạn trai. Đáng lẽ đây phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời nhưng thay vào đó, tôi lại cảm thấy chán nản và thất vọng.
Khi bị chó dữ tấn công, nạn nhân có thể thoát nạn nếu sử dụng đúng cách các vật dụng mình có như giày dép, mũ, ô, chai lọ...
Trong điều kiện môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm như hiện nay, ngày càng nhiều người ở các thành phố lớn được phát hiện mắc viêm xoang.
Nữ du khách người Na Uy đăng tải đoạn video trải nghiệm chăn vịt ở Phong Nha (Quảng Bình) và nhận về gần 7 triệu lượt xem.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 12/12/2024 ghi nhận tình trạng nhiều nhà năng không tăng lãi suất huy động một cách chính thức nhưng lại có nhiều chương trình tặng lãi suất ch...
Hai người nước ngoài dù không có việc làm nhưng giả làm nhà đầu tư hợp tác phân phối ngọc trai, mang theo số lượng lớn "đô la Mỹ" nhuộm đen, thực chất để che đậy hành vi ...
Cuối năm, một số siêu thị giảm giá máy giặt tới 93% và còn tặng thêm quà. Nhiều người tiêu dùng băn khoăn liệu có nên mua thiết bị điện tử giảm giá sâu như vậy.
Các nhà sản xuất xe máy trong nước đã xuất xưởng gần 280.000 chiếc trong tháng 11, con số cao nhất trong năm 2024. Nguồn cung xe máy mới dồi dào được dự báo sẽ giúp giá x...
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, sự xuất hiện của hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik tại Nga sẽ giảm nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân xuống mức thấp nhất.