Những sai lầm khiến trẻ có thể nặng hơn khi bị đuối nước

19/07/2025 08:00
Khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực hãy bình tĩnh không ấn ngực quá mạnh sẽ gây chấn thương phổi.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:

Các bước hồi sức tim phổi cho người đuối nước.

1. Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt.

2. Cần đảm bảo đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.

3. Đánh giá trẻ bằng cách nhìn nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.

4. Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần (hình 1) cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 - 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây (hình 2)

5. Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.

6. Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại.

7. Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ quen biết.

Những hành động có thể làm cho tình trạng của trẻ nặng hơn

Vác ngược trẻ chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở.

Khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực hãy bình tĩnh không ấn ngực quá mạnh sẽ gây chấn thương phổi.

Các cơ sở y tế tiếp nhận trẻ đuối nước ban đầu khi điều trị tuân thủ nguyên tắc ABCs, hội chẩn với các chuyên gia trong quá trình cấp cứu trẻ, chỉ chuyển viện khi bệnh nhân ổn định, liên hệ trước với bệnh viện định chuyển đến, vận chuyển bệnh nhân an toàn.

Gia đình bệnh nhi cần bình tĩnh hợp tác với cơ sở y tế điều trị, khi bệnh nhi ổn định về các chỉ số sinh tồn mới được chuyển đi, nếu không sẽ làm cho tình trạng tổn thương não của trẻ nặng hơn.

Người cứu nếu không biết bơi, không nên cố gắng nhảy xuống nước sẽ nguy hiểm tính mạng.

Làm gì để phòng tránh đuối nước?

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy đến với trẻ em do đuối nước, việc nâng cao ý thức cảnh giác của những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ và cộng đồng là điều vô cùng cần thiết.

PGS.TS Tạ Anh Tuấn khuyến cáo:

Nhà trường và gia đình nên có các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là dạy bơi cho các cháu.

Các phụ huynh chú ý khi cho trẻ đến các bể bơi cần giám sát trẻ cẩn thận, đặc biệt ở các bể bơi hiện nay thiết kế có các độ sâu khác nhau, khi tắm trẻ mải nghịch sẽ bị hụt chân vào khu vực nước sâu gây đuối nước.

Không để trẻ đi bơi một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm để giám sát trẻ.

Khi đi bơi tuân thủ các biển chỉ dẫn nguy hiểm và các nội quy ở bể bơi, bãi tắm.

Không nên đi bơi khi trời tối, ăn uống khi đi bơi vì dễ gây sặc.

(Tổng hợp nhiều nguồn)

Tin xem thêm

Cách làm món cơm thịt heo kiểu Thái

Kỹ năng sống
19/07/2025 11

Với mùi thơm đặc trưng của lá quế, vị ngọt và cay hoà quyện tạo nên một món cơm thịt heo kiểu Thái ngon miệng, dễ thực hiện để đổi vị bữa cơm.

Công thức phối đồ cho chuyến du lịch 4 ngày, hợp với biển lẫn thành phố

Kỹ năng sống
19/07/2025 10

Dễ chịu và thời trang luôn là công thức chiến thắng cho mọi trang phục du lịch. Nếu bạn sắp có chuyến du lịch bốn ngày, nhưng chưa biết mang theo gì và mặc ra sao, hãy th...

Chàng rể Đức nói tiếng Việt 'như trai Nghệ An'

Kỹ năng sống
19/07/2025 10

Vừa ngồi xuống bàn ăn Martin đã hỏi vợ 'Nước mắm ở mô?' bằng giọng Nghệ An khiến chị Hòa bật cười.

Không cần giàu có, đây là kiểu cha mẹ lý tưởng mà bất kì đứa trẻ nào cũng mong muốn có được

Kỹ năng sống
19/07/2025 10

Phẩm hạnh của cha mẹ sẽ quyết định họ sẽ nuôi dạy con thành người như thế nào.

Nam sinh viên 19 tuổi mắc tiểu đường, bác sĩ chỉ ra 4 thực phẩm ‘đen’ gây bệnh

Kỹ năng sống
19/07/2025 09

TRUNG QUỐC - Nam sinh viên có chỉ số đường huyết cao vượt ngưỡng, rối loạn mỡ máu do chế độ ăn thiếu lành mạnh kéo dài.

2 thói quen khiến thận bị tàn phá âm thầm

Kỹ năng sống
19/07/2025 08

Suy thận mạn đang ngày càng trẻ hóa, một phần bắt nguồn từ thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ của nhiều người.

Google Veo 3 thêm tính năng tạo video từ ảnh

Kỹ năng sống
19/07/2025 08

Google vừa bổ sung tính năng tạo video từ ảnh cho công cụ AI Veo 3. Đồng thời, công ty cũng triển khai gói AI Ultra mạnh nhất tại Việt Nam.

Cướp chồng người, 3 năm sau tôi nhận nỗi đau thấu trời

Kỹ năng sống
19/07/2025 08

Tôi từng tự hào khi có được tình yêu của người đàn ông đã có vợ, có con. Tôi cho rằng mình giỏi vì có năng lực điều khiển người đàn ông ấy cho đến khi chính tôi bị phản b...

Những sai lầm khiến trẻ có thể nặng hơn khi bị đuối nước

Kỹ năng sống
19/07/2025 08

Khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực hãy bình tĩnh không ấn ngực quá mạnh sẽ gây chấn thương phổi.

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 19/7

Kỹ năng sống
19/07/2025 08


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media