Uống nước cốt chanh đến mức gầy rộc, vẫn lớn tiếng với chồng 'tôi đang thải độc'

26/03/2025 16:30
Nghe trên mạng xã hội khuyên uống nước cốt chanh thải độc, giảm cân, tốt cho dạ dày, người phụ nữ đã kiên quyết làm theo, bỏ qua lời khuyên của chồng con.

Lương y Đỗ Minh Tuấn, Hội Đông Y Hà Nội cho biết ông vừa gặp trường hợp một người phụ nữ tên Hồng, ngoài 50 tuổi, đặt niềm tin vào lời khuyên uống cốt chanh buổi sáng là “thần dược thải độc”. Mỗi ngày, bà Hồng vắt 5-6 quả chanh nguyên chất, uống ngay lúc dạ dày còn trống, vì “ăn thế này mới sạch người”.

Khi chồng khuyên “đừng tin mạng lung tung” thì bà Hồng cáu kỉnh: “Mọi người chẳng biết gì, người ta làm được, tôi cũng làm được”.

Chỉ vài tuần, bà Hồng gầy rộc, da vàng, bụng chướng đau, mất ngủ triền miên, người mệt lả, hay cáu gắt nhưng vẫn mê muội cho rằng: “Tôi đang thải độc, sắp khỏe thôi”. Vì vậy, cả gia đình bất lực.

Những ngày qua trên mạng xã hội trào lưu uống nước cốt chanh chữa bệnh, thải độc. Nhiều người đã trải nghiệm “làm chuột bạch với cốt chanh”.


Nước cốt chanh được nhiều người chọn uống thử. Ảnh chụp màn hình

Chị N.T.G (28 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nghe mọi người nói tới uống cốt chanh để giảm đau dạ dày nhưng cô không dám uống. Gần đây, G. tham gia vào một diễn đàn "lối sống xanh", G. thấy mọi người uống cốt chanh và có nhiều chia sẻ về công dụng nên cô đã thử. Một tuần, G. đã thử và thấy rất “êm”, dạ dày không bị đau.

“Ban đầu, tôi cảm giác cồn cào ruột vài phút sau đó bình thường, không đói, dễ uống hơn pha nước ấm gây xít răng”, G. chia sẻ.

Cùng với G, chị T.H.N (41 tuổi, TPHCM) cũng cho biết mình đang thử nghiệm nước chanh liều cao với thời hạn một tháng. Người phụ nữ này đã đi nội soi dạ dày trước khi bước vào liệu trình trải nghiệm nước cốt chanh.

Mỗi ngày, chị N. uống 10 quả chanh, sinh hoạt, vận động bình thường không có cảm giác đau dạ dày, xót ruột. Sau 25 ngày, chị N. giảm được 2kg, thấy người nhẹ tênh. Người phụ nữ này cho rằng, việc bổ sung nước cốt chanh tùy theo trải nghiệm của mỗi người. Có người nghe thấy đã sợ nhưng có người lại hợp.

Tuy nhiên, cũng có người không hợp với trải nghiệm này như chị D.T.D (31 tuổi, Thái Bình) sau khi uống 1 cốc cốt chanh vắt từ 5 quả, D. cảm thấy nhức đầu, cổ rát, đau tức vùng bàng quang.

Khi phản ánh lại tình trạng uống nước chanh, chị D. được những người trong nhóm hướng dẫn phải đủ combo “cốt chanh kết hợp chạy bộ chân đất, phơi nắng, thiền...” mới có tác dụng.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, theo đông y uống cốt chanh lạnh thân, hại Tỳ. Vì chanh vị chua, tính hàn, uống ít thì thanh nhiệt, sinh tân dịch. Nhưng uống 5-6 quả mỗi ngày mà không biết lắng nghe cơ thể, lúc bụng đói, Tỳ Vị lạnh cứng, không tốt uống chanh có thể gây trướng bụng, mệt mỏi, gầy yếu. Ngoài ra, ăn chua nhiều quá cũng hại Tỳ Vị theo quan niệm của y học cổ truyền.

Một số người uống vào thấy "êm", theo lương y Đỗ Minh Tuấn, chanh hợp với người nhân nhiệt nóng uống chanh sẽ mát, cảm thấy người nhẹ nhàng, can thông khí huyết nên hợp.

Tuy nhiên, vị lương y này khuyến cáo mọi người cần lắng nghe cơ thể, không chạy theo phong trào. Bất cứ món ăn, thức uống hay bài thuốc nào, người dân cần hiểu đúng, áp dụng đúng.

Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh Dưỡng quốc gia (Hà Nội) cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định uống nước chanh thải độc cơ thể hay giúp chữa khỏi đau dạ dày hay trào ngược dạ dày.

Theo bác sĩ Hưng, nước chanh có nhiều tác dụng cho sức khỏe như có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin C, cung cấp nước cho cơ thể, giúp giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng... Nhưng thành phần nước chanh có tính axit. Nếu buổi sáng bạn đói bụng dịch vị dạ dày tiết ra nhiều, lượng axit nhiều hơn, nếu uống thêm chanh đậm đặc có thể gây tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.

Lý giải việc uống nước cốt chanh không xót dạ dày như những người chia sẻ trên, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, từng công tác tại Viện Nghiên cứu City of Hope (Mỹ) cho rằng đến nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào lý giải uống nước chanh đậm đặc như trên tốt cho dạ dày, giảm triệu chứng đau dạ dày. Thực tế, nước chanh có độ PH thấp, độ axit cao nên uống khi đói chắc chắn tổn thương cơ quan này và những người bị viêm loét cũng tương tự.

Tiến sĩ Vũ cho rằng người dân hết sức cảnh giác trước khi thử uống vì còn ảnh hưởng tới men răng. Qua trào lưu này, ông còn nghi ngờ tính xác thực và tốt nhất không nên thử.

"Việc thải độc cơ thể chỉ cần bạn uống nước đủ là tốt nhất, không cần bất cứ nước chanh, nước hoa quả nào", vị chuyên gia này nói.

Theo VietNamNet


Tin xem thêm

Yêu thầy dạy thể dục, cô gái Thanh Hóa chủ động theo đuổi và cái kết ngọt ngào

Kỹ năng sống
18/07/2025 20

Sự ấm áp của thầy giáo dạy thể dục khiến cô gái Thanh Hóa rung động. Cả hai nên duyên vợ chồng, vun đắp tổ ấm hạnh phúc cùng 4 “thiên thần nhỏ”.

Chồng ngoại tình với đồng nghiệp hơn 8 tuổi, nhìn nhan sắc, vợ đứng hình

Kỹ năng sống
18/07/2025 20

Tôi phát hiện chồng ngoại tình sau một đêm anh về muộn, người đầy hơi men. Một tin nhắn hiện lên màn hình đã lộ tất cả chuyện anh lén lút sau lưng tôi.

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 18/7

Kỹ năng sống
18/07/2025 20

Mẹo lái xe giúp hành khách đỡ say và nôn ói trên những chuyến đi dài

Kỹ năng sống
18/07/2025 11

Nhiều người cảm thấy khỏe khi đi cùng một số tài xế, nhưng lại say nặng khi ngồi xe của người khác. Điều này phần nào phản ánh sự khác biệt trong kinh nghiệm và kỹ năng đ...

Á hậu Quỳnh Anh hóa 'nàng thơ' lạ lẫm bên dàn mẫu trẻ đẹp

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2024 Quỳnh Anh cùng Quán quân The Face Tú Anh và dàn người mẫu tự tin tạo dáng trong loạt trang phục mới nhất của NTK Vũ Ngọc và Son.

5 sai lầm khiến bạn bôi kem chống nắng đắt tiền mà da vẫn sạm đen

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng không phát huy hiệu quả tối đa.

Cô gái Việt bỏng 80% cơ thể và chuyện tình với anh bác sĩ Mỹ

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Vừa lọt lòng mẹ đã ngã vào bếp lửa, bỏng 80%, khắp người chi chít sẹo nên Thu Đào không dám tin đời mình sẽ có người tình yêu cho đến khi Michael ngỏ lời cầu hôn.

Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Kỹ năng sống
18/07/2025 10

Từ nghiên cứu của ĐH Harvard có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

Cụ bà sống thọ 101 tuổi dù từ chối món ăn được ca ngợi bổ dưỡng

Kỹ năng sống
18/07/2025 09

MỸ - Bà Mary ăn nhiều rau hơn thịt, không lựa chọn các món chế biến từ cá. Cụ bà sống thọ 101 tuổi hiện tại thích ăn súp vì bổ dưỡng, dễ ăn, cấp nước.

Bảo hiểm y tế chi trả gần 5 tỷ đồng cho bé 6 tuổi mắc căn bệnh rất hiếm gặp

Kỹ năng sống
18/07/2025 08

Bệnh nhi sinh năm 2019 ở Ninh Bình được bảo hiểm y tế chi trả tới hơn 4,88 tỷ đồng để điều trị bệnh trong gần 1,5 năm. Căn bệnh chính bé mắc phải là tích lũy glycogen.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media