Tôi bị thoái hóa xương khớp, đọc trên mạng có hướng dẫn ngâm chân sẽ giảm triệu chứng đau, dễ ngủ. Bác sĩ tư vấn giúp tôi nên ngâm như thế nào cho hiệu quả. Tôi xin cảm ơn! (Trần Hằng - TPHCM).
Bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3 tư vấn:
Bàn chân được xem là “trái tim thứ hai” bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh trên bàn chân. Việc ngâm chân mỗi tối tác động tới tạng phủ, gây phản xạ kích thích, giảm đau xương khớp và cải thiện giấc ngủ.
4 lợi ích của việc ngâm chân
Giữ ấm cơ thể: Trong những ngày mưa hoặc thời tiết lạnh, ngâm chân với nước ấm thêm chút thảo dược giúp giữ ấm cơ thể, ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh.
Cải thiện tuần hoàn máu: Nước ấm và các thành phần thảo dược kích thích tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên và giảm cảm giác lạnh buốt ở tay chân.
Giảm đau nhức xương khớp: Người đau xương khớp ngâm chân nước ấm giúp giảm đau, căng cứng khớp và làm mềm cơ.
Thư giãn tinh thần: Ngâm chân với nước ấm tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt hữu ích trong những ngày thời tiết không thuận lợi.
Các loại dược liệu bạn có thể sử dụng để ngâm chân
- Hoa cúc có tác dụng an thần, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngâm hoa cúc khô trong nước ấm khoảng 10-15 phút và đặt chân vào ngâm.
- Lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu, giúp thư giãn thần kinh và cải thiện giấc ngủ. Bạn có thể dùng lá bạc hà tươi hoặc khô.
- Gừng làm ấm cơ thể, giúp thư giãn và dễ ngủ hơn. Mỗi tối, bạn cắt vài lát gừng tươi, đun sôi trong nước khoảng 10-15 phút, sau đó dùng nước này để ngâm chân.
Nếu đau xương khớp, bạn chọn lá lốt và ngải cứu, cả hai thảo dược này rất tốt cho xương khớp, chống viêm, giảm đau. Bạn đun sôi lá tươi trong nước từ 10-15 phút và chờ nước ấm thì dùng.
Khi ngâm, bạn nên rửa sạch tay hoặc chân. Sau 5 phút, cho thêm nước lạnh và kiểm tra nước đạt khoảng 50-60 độ C (hoặc nước ấm nóng bàn tay có thể chịu được) để tránh bị bỏng.
Đặt bàn chân lên trên cách bề mặt nước khoảng 5cm để xông hơi thuốc, giúp giãn nở lỗ chân lông và không bị sốc nhiệt. Sau đó, từ từ nhúng chân vào nước thuốc, có thể ngâm 1-2 lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi ngủ khoảng 30-60 phút.
Ngâm chân có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Ảnh: BVCC
5 nguy hiểm khi ngâm chân
Ngâm chân tốt nhưng một số người không thể áp dụng phương pháp này vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Bạn không ngâm chân khi có các vết thương hở, nhiễm trùng da.
- Không ngâm chân trong trường hợp tinh thần không tỉnh táo.
- Người bị đái tháo đường không dùng phương pháp này vì không cảm nhận được nhiệt độ của nước có thể dẫn tới các biến chứng bàn chân.
- Không ngâm với nước quá nóng để tránh bị bỏng.
- Không cho trẻ em ngâm chân nước nóng.
Đối với người bệnh được chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới, có thể ngâm chân với lượng nước không quá mắt cá chân.
Theo VietNamNet
Buổi tối sau lễ tân hôn, hai vợ chồng không có sức kiểm tra tiền mừng cưới bởi quá mệt và số phong bì quá nhiều.
Mướp đắng nhồi thịt là món ăn thanh nhiệt, hấp dẫn cho bữa cơm ngày hè. Cách nấu canh mướp đắng nhồi thịt khá đơn giản. Hôm nay, VietNamNet sẽ hướng dẫn bạn cách làm mướp...
Người có vóc dáng mảnh khảnh và nhỏ bé có thể ăn mặc sành điệu, thanh lịch nếu biết cách phối hợp khéo léo.
Khi Lục Thị Kiều Duyên đang "phiêu" với bản tình ca Việt Nam trên sân khấu, dưới ghế khán giả Xu Changwen ngây người "như bị hớp hồn".
Đây là một kỹ năng rất quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài nhưng nhiều bậc cha mẹ thường bỏ qua hoặc ít chú ý đến.
Sau kết hôn, vì một cú sốc, tôi quyết định không bao giờ động vào người vợ nữa, cũng đợi đến ngày con được 3 tuổi thì tính chuyện ly hôn.
ANH - Thói quen uống rượu làm Kyra muốn ăn nhiều hơn, khiến cô nặng hơn 100kg. Sau khi từ bỏ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, cô trở nên thon thả khó nhận ra.