Bưởi là loại trái cây phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt tại Đông Nam Á, nhờ vào hương vị ngọt xen chút chua nhẹ và nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, bạn nên tránh một số thói quen khi ăn để tận dụng tối đa hương vị và giá trị dinh dưỡng của loại quả này. Dưới đây là 5 lưu ý khi ăn bưởi:
1. Không ăn bưởi khi bụng đói
Theo Webmd, bưởi thuộc họ cam quýt chứa nhiều axit citric. Ăn bưởi khi bụng đói có thể gây khó chịu hoặc kích ứng dạ dày. Hàm lượng axit cao của trái cây có thể làm trầm trọng thêm chứng trào ngược axit hoặc gây đầy hơi đối với những người có dạ dày nhạy cảm. Điều này đặc biệt đúng với những người bị viêm loét dạ dày. Tốt nhất, bạn nên dùng bưởi sau bữa ăn hoặc kết hợp với các món khác để giảm bớt tính axit và ngăn ngừa kích ứng dạ dày.
2. Không ăn bưởi với các thực phẩm chứa nhiều đường
Bưởi có vị ngọt tự nhiên và có thể dùng chung với nhiều thực phẩm khác, nhưng bạn không nên kết hợp bưởi với các món ăn chứa nhiều đường. Mặc dù bưởi có chỉ số glycemic (chỉ số đường huyết trong thực phẩm) tương đối thấp, nhưng kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều đường khác có thể khiến đường trong máu, gây ra tình trạng mệt mỏi hoặc các vấn đề sức khỏe lâu dài. Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt lưu ý điều này.
Bưởi cung cấp nhiều dưỡng chất tốt nhưng bạn không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa: Ban Mai
3. Không cần bảo quản bưởi trong tủ lạnh
Khác với nhiều loại trái cây khác, bưởi không cần bảo quản trong tủ lạnh. Thực tế, theo Spruce Eats, bảo quản bưởi trong tủ lạnh quá lâu có thể làm giảm hương vị và kết cấu của trái cây. Nhiệt độ lạnh có thể khiến phần tép mất đi độ ngọt tự nhiên. Tốt nhất, bạn nên bảo quản trái bưởi ở nơi mát mẻ, khô ráo trong điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 18-22 độ C).
4. Không ăn bưởi khi uống rượu
Bưởi, giống như các loại trái cây họ cam quýt khác, chứa các hợp chất có thể tương tác với rượu. Tính axit của trái cây có thể làm tăng tác động của rượu đối với dạ dày, gây khó chịu, trào ngược axit hoặc tiêu hóa kém. Thêm vào đó, bưởi chứa furanocoumarins, những hợp chất có thể ảnh hưởng đến các enzyme trong gan chịu trách nhiệm phân giải rượu. Sự tương tác này có thể khiến tác dụng của rượu kéo dài trong máu, làm tăng nguy cơ say hoặc các tác dụng phụ khác.
5. Không ăn bưởi khi uống một số loại thuốc
Bưởi chứa các hợp chất có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm cholesterol, thuốc huyết áp và thuốc chống trầm cảm. Trái cây này chứa furanocoumarins, các hợp chất có thể can thiệp vào các enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa thuốc trong gan, gây ra tác dụng phụ hoặc tích tụ độc tố.
Theo VietNamNet
Trà xanh là thức uống được nhiều người Việt ưa thích nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn hằng ngày.
Ở vùng biển các tỉnh miền Trung có một loại cá đặc biệt với khả năng bay lên hàng chục mét so với mặt nước. Đồng thời, nó là nguyên liệu chế biến nhiều món đặc sản hấp dẫ...
Nhiều người cho rằng chỉ cần bôi kem chống nắng khi có nắng là đủ, nhưng thực tế đây lại là một quan niệm sai lầm.
Bạn muốn tìm kiếm những mẫu sandals vừa mát mẻ, thoải mái lại giúp bạn nổi bật giữa đám đông? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ một số mẫu sandals cơ bản của ngày hè ...
Ấn tượng với cô gái xinh đẹp người Nhật Bản ngay lần đầu gặp, chàng trai Nghệ An đã ngỏ ý làm quen. Trong thời gian ngắn, dù bất đồng ngôn ngữ anh chàng vẫn "tán đổ" cô g...
Mỡ lợn từng bị gán mác là nguồn chất béo nguy hiểm nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng xấu này có phần thiếu chính xác.
Dừa – loại quả đang sốt giá trên toàn cầu khi nguồn cung khan hiếm do dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Loại quả này ở Việt Nam mỗi năm cho sản lượng khoảng 2 triệu tấn, đượ...