Nhiều loại rau gia vị ở Việt Nam có tác dụng cho sức khỏe nhờ chứa tinh dầu, có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng trong điều kiện thời tiết chuyển mùa.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ về tác dụng các loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam.
1. Thì là: Rau gia vị quen thuộc này không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, giúp món ăn thơm ngon, át được mùi tanh. Trong Đông y, đây là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích ngon miệng và tiêu hóa, giúp lợi sữa.
2. Rau mùi: Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có trong mùa đông. Ăn nhiều rau mùi chống lại triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, đau bụng. Loại rau này có tính kháng khuẩn cao, khử mùi hôi tốt, chữa sâu răng, viêm lợi, cải thiện tình trạng viêm nhiễm răng miệng.
Rau húng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Hải Luân.
3. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và trị các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.
Bạn có thể dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.
4. Húng quế: Theo Đông y, húng quế vị cay, tính nóng, có mùi thơm, tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
5. Húng bạc hà: Loại rau này có trong các bài thuốc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…
6. Tía tô: Tía tô là vị thuốc được Đông y xếp vào loại giải biểu, trị các chứng phong hàn. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa.
Theo VietNamNet
Nhiều người có thói quen sử dụng mẻ khi nấu giả cầy. Hôm nay, VietNamNet xin giới thiệu cách nấu chân giò giả cầy không cần mẻ đơn giản mà vẫn thơm ngon.
Làn da luôn là một trong những vấn đề quan tâm nhất của cả hai phái, nhất là phái đẹp. 12 bí quyết dưới đây để có thể giúp bạn tránh mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, mờ nếp nhă...
Nữ chính MV của HIEUTHUHAI là Emma Lê - người mẫu, diễn viên, từng lọt top 5 Miss Universe Vietnam và là nghệ sĩ tham dự "Bước nhảy hoàn vũ".
Vì không muốn làm phiền các con nhưng lại sợ mình ngã quỵ ở nhà không ai biết, các con mang tiếng, mẹ U80 nảy ra ý định vào viện dưỡng lão sống.
Bạn không nên ăn dứa chưa chín, khi đang đói để tránh cảm giác khó chịu ở miệng, lưỡi, dạ dày. Nếu đang uống một số loại thuốc, bạn cũng cần tránh xa dứa.
Quyết liệt vượt qua rào cản để khởi nghiệp là bí quyết mà người phụ nữ trẻ - CEO Phi Hoa đạt được những thành công ban đầu khi vận hành doanh nghiệp của mình tại Nhật Bản...
Kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục 1,45 tỷ USD vào năm 2024. Với quả bưởi Việt Nam, 'ông lớn' bán lẻ Hàn Quốc tính nhập về để phân phối trên to...
Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...
ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.