Dứa chứa nhiều vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa và đặc biệt là enzyme bromelain - hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Tuy nhiên, nếu ăn dứa không đúng cách, bạn có thể gặp phải các vấn đề như kích ứng miệng, đau dạ dày hoặc tương tác với thuốc.
Không nên ăn quá nhiều dứa một lúc, đặc biệt là dứa xanh
Theo Cleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.
Nguyên nhân chính là enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân hủy protein. Khi bạn ăn quá nhiều dứa tươi, bromelain bắt đầu phân hủy các mô protein trong miệng, gây cảm giác rát, ngứa hoặc thậm chí nổi mụn nước nhỏ ở môi và lưỡi. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy miệng nóng rát hoặc viêm nhẹ.
Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều axit tự nhiên và chất xơ, nếu ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.
Dứa chưa chín, đặc biệt là phần lõi hoặc phần gần cuống, chứa nồng độ bromelain và axit cao hơn bình thường.
Ăn nhiều dứa dễ gây ngứa họng, miệng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Không nên ăn dứa khi đói
Dứa có độ axit cao, do đó ăn khi bụng đang rỗng, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ chua, trào ngược axit, đau tức dạ dày, đầy hơi hoặc khó tiêu.
Những người có dạ dày yếu, bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên tránh ăn dứa lúc đói. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp dứa với yến mạch, sữa chua hoặc các món nhẹ khác để làm dịu độ axit.
Không nên ăn dứa nếu đang dùng một số loại thuốc
Dứa có hoạt tính sinh học cao. Enzyme bromelain có thể tương tác với nhiều loại thuốc, khiến thuốc hấp thụ mạnh hơn hoặc tác dụng phụ tăng lên. Một số tương tác đáng chú ý gồm:
- Thuốc kháng sinh: Dứa có thể làm tăng hấp thu thuốc, khiến thuốc tác dụng mạnh hơn nhưng cũng dễ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Thuốc chống đông máu: Bromelain trong dứa có tính chất làm loãng máu tự nhiên, có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng kèm thuốc chống đông máu.
- Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị trầm cảm: Dứa có thể ảnh hưởng đến enzyme gan, làm thay đổi tốc độ phân hủy thuốc trong cơ thể.
Nếu bạn đang dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là thuốc tim mạch, kháng sinh, hoặc thuốc liên quan đến hệ thần kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa thường xuyên.
Theo VietNamNet
Nhiều người có thói quen sử dụng mẻ khi nấu giả cầy. Hôm nay, VietNamNet xin giới thiệu cách nấu chân giò giả cầy không cần mẻ đơn giản mà vẫn thơm ngon.
Làn da luôn là một trong những vấn đề quan tâm nhất của cả hai phái, nhất là phái đẹp. 12 bí quyết dưới đây để có thể giúp bạn tránh mụn, thu nhỏ lỗ chân lông, mờ nếp nhă...
Nữ chính MV của HIEUTHUHAI là Emma Lê - người mẫu, diễn viên, từng lọt top 5 Miss Universe Vietnam và là nghệ sĩ tham dự "Bước nhảy hoàn vũ".
Vì không muốn làm phiền các con nhưng lại sợ mình ngã quỵ ở nhà không ai biết, các con mang tiếng, mẹ U80 nảy ra ý định vào viện dưỡng lão sống.
Bạn không nên ăn dứa chưa chín, khi đang đói để tránh cảm giác khó chịu ở miệng, lưỡi, dạ dày. Nếu đang uống một số loại thuốc, bạn cũng cần tránh xa dứa.
Quyết liệt vượt qua rào cản để khởi nghiệp là bí quyết mà người phụ nữ trẻ - CEO Phi Hoa đạt được những thành công ban đầu khi vận hành doanh nghiệp của mình tại Nhật Bản...
Kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Hàn Quốc đạt mức kỷ lục 1,45 tỷ USD vào năm 2024. Với quả bưởi Việt Nam, 'ông lớn' bán lẻ Hàn Quốc tính nhập về để phân phối trên to...
Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...
ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.