Bộ Chính trị vừa quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (từ tháng 9/2025 trở đi).
Theo đó, toàn bộ trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS và THPT công lập sẽ được miễn học phí.
Thông tin này khiến nhiều phụ huynh hân hoan, đặc biệt là các gia đình đang có con theo học tại các trường công lập.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó 3,1 triệu trẻ mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu trẻ mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.
Trong đó, số học sinh ngoài công lập chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và dữ liệu thống kê một vài năm gần đây cho thấy con số này chiếm khoảng một vài tới dưới 10% trên tổng số học sinh.
Ví dụ năm học 2021-2022, tổng số trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập (chưa bao gồm tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên) của cả nước gần 22,8 triệu; trong đó số học sinh khối công lập gần 21,1 triệu (chiếm khoảng 94,2%), còn ngoài công lập gần 1,3 triệu (chiếm khoảng 5,8%).
Từ năm học 2025-2026, học sinh từ mầm non tới THPT tại các trường công lập sẽ được miễn học phí. Ảnh minh họa: Thanh Hùng.
Theo Bộ GD-ĐT, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỷ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương cần sẽ ít hơn số này). Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.
Hiện, mức học phí năm học 2024-2025 được các địa phương thông qua là từ 7.000 đến hơn 340.000 đồng mỗi tháng. Hầu hết các địa phương chia mức thu theo cấp học, ba khu vực (gồm thành thị, nông thôn, miền núi) và dựa theo Nghị định 81 về học phí công lập. Học phí với bậc mầm non khoảng 50.000-540.000 đồng/tháng, ở cấp THCS là 50.000-650.000 đồng/tháng và THPT là 100.000-650.000 đồng/tháng.
Ví dụ Sơn La hiện có mức học phí thấp, với bậc mầm non là 7.000-38.000 đồng/tháng; bậc THCS và THPT là 8.000-52.000 đồng/tháng. Tiếp đến là Đắk Nông, bậc tiểu học là 8.000-30.000 đồng/tháng; bậc THCS là 10.000-35.000 đồng/tháng, bậc THPT là 25.000-45.000 đồng/tháng.
Bắc Giang là địa phương có học phí trong top cao, với mức đóng cho bậc mầm non, THCS, THPT khu vực thành thị lên đến 340.000 đồng/tháng.
Bộ GD-ĐT cho rằng, việc thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ mầm non đến THPT trên cả nước sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và với xu thế chung của các nước phát triển.
Theo VietNamNet
Trong thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, để giúp nhà tuyển dụng phân biệt đâu là bạn giữa một rừng ứng viên nộp hồ sơ, bạn cần dành thời gian điều chỉnh lý lịch ch...
Cá thu sốt cà chua là món ăn được nhiều người yêu thích. Cùng VietNamNet tìm hiểu 3 cách làm cá thu sốt cà chua ngon, đậm đà tại nhà nhé.
Từ làn da hoàn hảo không tỳ vết đến mái tóc bóng mượt và khỏe đẹp, phụ nữ Nhật Bản luôn duy trì sắc đẹp của mình với những thói quen chăm sóc da đơn giản mà hiệu quả.
Làm dâu Hàn Quốc hơn 3 năm, có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc nhưng chị Vũ Thị Xuân luôn nhớ đến hương vị Tết cổ truyền ở quê nhà.
Các bậc cha mẹ cho rằng trả tiền để con làm việc nhà sẽ dạy cho trẻ giá trị của công việc và quản lý tiền bạc.
Chuối là loại trái cây phổ biến, dễ tìm, giá trị dinh dưỡng cao và chữa được nhiều bệnh. Ăn chuối đúng thời điểm rất tốt cho sức khỏe.
Đón bắt nhu cầu mua sắm trực tuyến, việc tận dụng tối đa cơ hội, tập trung vào những giải pháp cụ thể thiết thực sẽ giúp các nhà bán hàng bứt phá doanh số.
Số lượng nhân viên của Dell, nhà sản xuất máy tính, đã giảm 25.000 người trong hai năm qua.