Lần theo dấu chữ (Nhã Nam phát hành) là tập khảo cứu đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này, lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam.
Cuốn sách đi từ những ngày sơ khai của nghề in ấn ở Việt Nam, khi người Pháp mới vào từ giữa thế kỷ XIX, cho đến năm cuối thập niên 20 của thế kỷ trước. Tác phẩm tập hợp và phân tích nhiều nguồn tư liệu quý giá bằng ba thứ tiếng: Pháp, Anh và Việt.
Tác giả Trịnh Hùng Cường đã dày công tìm kiếm thông tin từ các công báo, niên giám thời Pháp thuộc, đặc biệt là tài liệu thư mục quan trọng như Bibliotheca Indosinica của Henri Cordier hay Bibliographie de L'Indochine Orientale của Landes.
Điểm nổi bật của cuốn sách là cách tiếp cận có hệ thống về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử ngành in ấn Việt Nam. Ảnh: Nhã Nam
Tác phẩm chia thành 4 phần, phần một tập trung phác thảo những đặc trưng trong lịch sử in ấn ở Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa (1862 - 1920), ba phần còn lại lần lượt đề cập đến: In ấn ở Nam Kỳ, In ấn ở Bắc Kỳ và In ấn của Công giáo.
Trong phần đầu tiên, tác giả vẽ lên một bức phác họa toàn cảnh lịch sử in ấn thời kỳ đầu thuộc địa rất đặc biệt khi được tiếp xúc với cả công nghệ in của Trung Quốc và phương Tây.
Bước ngoặt quan trọng đến từ sự xuất hiện của các giáo sĩ phương Tây vào đầu thế kỷ XVII. Họ đã sáng tạo chữ quốc ngữ bằng cách sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt. Đến đầu thế kỷ XX, dưới sự ủng hộ của chính quyền thuộc địa Pháp, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi và thúc đẩy sự phát triển của ngành in ấn.
Công nghệ in hiện đại của phương Tây được du nhập vào Việt Nam gắn liền với quá trình xâm lược của Pháp. Nhà in đầu tiên được thiết lập tại Sài Gòn sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ. Đến năm 1884, khi Pháp hoàn tất việc chiếm đóng Việt Nam, công nghệ in được mở rộng ra Bắc Kỳ.
Công nghệ in phương Tây không chỉ là công cụ của chính quyền thực dân mà còn góp phần phổ biến tư tưởng của giới trí thức bản địa. Đến khoảng năm 1920, công nghệ in phương Tây đã hoàn toàn thay thế kỹ thuật in khắc gỗ truyền thống và trở thành phương pháp in ấn chính tại Việt Nam.
Trong phần còn lại của cuốn sách, tác giả kỳ công sắp đặt và đưa vào rất nhiều tài liệu tham khảo, báo chí, trang quảng cáo cùng nhiều tài liệu quý khác, để hoàn thiện bức tranh về bối cảnh lịch sử ngành in ấn ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Ông đặc biệt dành một phần sách gồm hai chương để đề cập đến in ấn của công giáo.
Ngoài ra, tác giả còn đính kèm 3 phụ lục bao gồm: Danh mục các nhà in và hiệu sách khác ở Việt Nam (1862 - 1920), Thuật ngữ in ấn, Sơ đồ mối liên hệ giữa các nhà in ở Việt Nam giai đoạn 1862 - 1920.
Theo VietNamNet
Không phải là một chiếc siêu xe, những hình ảnh dưới đây là của một máy cắt cỏ. Thật khó tin khi cỗ máy này vừa có thể cắt được cỏ mà vẫn đạt được tốc độ 230 km/h trên đư...
Trước thềm bán kết, ban tổ chức Miss Charm 2024 tung ảnh bikini của dàn thí sinh. Loạt mỹ nhân quốc tế đeo cánh thiên thần, diện thiết kế hai mảnh khoe đường cong bốc lửa...
Diệu Nhi thử nghiệm phong cách cá tính để làm mới mình. Cô xuất hiện với mái tóc bạch kim, trang điểm và mặc trang phục gợi cảm xu hướng Hàn Quốc.
Trước khi trang trí cây thông Noel, các bạn cần xác định vị trí, kích thước cây và phụ kiện… phù hợp không gian trong nhà hoặc ngoài trời.
Câu danh ngôn này là một lời nhắc nhở quan trọng, đó là sự khôn ngoan không nằm ở việc biết nhiều, mà ở việc hiểu biết về giới hạn của kiến thức mình có.
Hứa Vĩ Văn sẽ đóng vai một kẻ si tình trong phim kinh dị "Đồi hành xác", chính thức trở lại màn ảnh sau vai thầy giáo Bảy trong "Đất rừng phương Nam".
TRUNG QUỐC - Diễn viên Phạm Băng Băng được trông thấy khiêu vũ, dùng tiệc thân mật bên tỷ phú Triệu Thế Tăng, 88 tuổi.