Lão nông sống đời 'du mục' kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ đàn ong Italia

22/11/2024 07:00
Lão nông tự nhận là dân “du mục” bởi cuộc sống của ông là những tháng ngày nay đây mai đó. Hơn 20 năm nay, ông đã đưa hàng trăm đàn ong của mình rong ruổi từ vùng đất này sang vùng đất khác để đổi lấy mật ngọt.

Những ngày cuối tháng 9, thời tiết tại miền Trung bắt đầu hạ nhiệt. Dưới tán rừng keo ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh, Quảng Nam), ông Trần Đăng Hải (57 tuổi, trú thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đang tất bật quay những mẻ mật cuối cùng để chuẩn bị đưa đàn ong tới vùng đất mới.

Lão nông này tự nhận mình là dân “du mục” bởi cuộc sống của ông là những tháng ngày nay đây mai đó. Năm nào cũng vậy, cứ đến những mùa hoa là ông lại luân phiên đưa hàng trăm đàn ong qua các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Quảng Nam để kiếm mật.

“Mỗi năm, tôi đưa khoảng 200 - 500 đàn ong rong ruổi qua 3 tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam và Gia Lai, tương ứng với 3 mùa hoa cà phê, keo và cao su. Nếu nuôi ong mà không di chuyển theo những mùa hoa, để ong cố định một chỗ thì chúng sẽ đói, chết nhiều, thậm chí có đàn còn bỏ tổ đi hết”, ông Hải giải thích.

Những người làm nghề như ông Hải thuộc nằm lòng những mùa hoa nào cho mật thơm ngon, thời tiết và địa lý những vùng đất mà mình sẽ đến.

Từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch, ông đưa ong đến vườn cà phê ở Đắk Lắk để hút mật hoa. Từ tháng 5 đến hết tháng 10 là mùa mật keo ở Quảng Nam và tiếp đến sẽ là mùa mật cao su ở Gia Lai.

Mỗi năm bỏ túi từ 200 - 500 triệu đồng

Theo ông Hải, giống ong được ông nuôi có nguồn gốc từ Italia (ong Ý). Trong mỗi thùng luôn có một con ong chúa (ong đầu đàn) làm nhiệm vụ sinh sản ra “đội quân” ong thợ để đi kiếm hoa làm mật.

Một con ong chúa có thể sống và sinh sản liên tục từ 3 - 5 năm. Để tăng đàn, cứ khoảng 2 năm, ông sẽ thay giống ong chúa một lần.


Chu kỳ khai thác mật ong cũng thay đổi tuỳ thời điểm. “Ong mạnh thì chăm khoảng 10 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất 15 ngày mới có thể lấy mật”, ông Hải chia sẻ.

Tùy vào chất lượng mật ở mỗi thời điểm mà giá cũng khác nhau. Trung bình giá mật được công ty đến thu mua tận nơi sẽ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg. Với hơn 200 - 500 tổ ong dao động theo từng thời điểm, trừ hết chi phí, mỗi năm ông Hải “bỏ túi” khoảng hơn 200 - 500 triệu đồng.

Dù cho thu nhập tương đối ổn định nhưng nghề nuôi ong cũng có lắm rủi ro và vất vả. Khổ nhất là những tháng mưa, người nuôi buộc phải di chuyển liên tục để tìm kiếm địa điểm có nguồn thức ăn dưỡng ong. Việc di chuyển có thể khiến đàn ong bị hao hụt với số lượng lớn, đồng thời dễ nhiễm các loại bệnh dịch.

“Lo nhất là bệnh thối ấu trùng, đau bụng khiến ong chết. Nếu không vững về kỹ thuật sử dụng ong chúa khiến cả đàn bỏ đi thì thiệt hại còn nặng nề hơn”, ông nói.

Với kinh nghiệm 20 năm nuôi ong du mục, ông Hải tiết lộ việc di cư đàn ong thường diễn ra vào chập tối, khi những con ong thợ cuối cùng bay về, ông đóng tổ lại, rồi vận chuyển thật nhanh lên xe tải. Khi đến vùng đất mới, phải tranh thủ ổn định lại các tổ, kịp trời sáng, để đàn ong định hướng, rồi đi tìm mật.

“Ngoài yếu tố thời tiết, khu rừng nhiều hoa cho đàn ong lấy mật thì việc chọn hướng đặt thùng gỗ tránh gió lùa, tránh côn trùng gây hại cũng rất quan trọng, giúp đàn ong sinh trưởng, phát triển tốt”, ông Hải bộc bạch.

Hiểu từng vùng đất, mùa hoa, ông Hải như là “thủ lĩnh” nắm trong tay cả triệu quân tí hon hành quân trên mọi nẻo đường từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ cánh rừng này sang cánh rừng khác để tìm kiếm mật ngọt với hy vọng về một mùa mật bội thu.
 
Theo Vietnamnet



Tin xem thêm

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 20/12

Kỹ năng sống
20/12/2024 20

Căn bệnh khó nói khiến người vợ trẻ sợ gần gũi chồng

Kỹ năng sống
20/12/2024 16

Mắc chứng bệnh khó nói, người phụ nữ trẻ không thể quan hệ với chồng. Suốt 6 năm đi khám và sử dụng nhiều biện pháp nhưng đều không hiệu quả.

Tạm biệt làn da nứt nẻ vào mùa đông nhờ mẹo đơn giản

Kỹ năng sống
20/12/2024 10

Có thể nói, mùa đông chính là thời điểm khiến da dễ bị tổn thương nhất, điển hình như khiến da dễ hanh khô, kích ứng, mẩn ngứa hay nứt nẻ…

Đám cưới đặc biệt cùng chuyện tình gây sốt của cô dâu Việt, chú rể Nhật Bản...

Kỹ năng sống
20/12/2024 10

Cách nhau 10 tuổi, rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý... cũng không ngăn được chuyện tình đẹp và cái kết viên mãn của cô dâu Việt và chú rể Nhật Bản.

Người đàn ông trẻ mắc ung thư di căn, bác sĩ khuyên tránh xa 2 loại thịt

Kỹ năng sống
20/12/2024 09

TRUNG QUỐC - Người bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.

Thiết kế trung tâm dữ liệu mới tiết kiệm hàng trăm triệu lít nước mỗi năm

Kỹ năng sống
20/12/2024 08

Microsoft đang cố gắng giảm thiểu tác động của trung tâm dữ liệu đến khí hậu bằng thiết kế mới, không cần đến nước để làm mát chip và máy chủ.

Lạng Sơn vượt khó triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Kỹ năng sống
20/12/2024 07

Giai đoạn 2019 - 2024, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm; chủ quyền biên ...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 19/12

Kỹ năng sống
19/12/2024 20

Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Kỹ năng sống
19/12/2024 20

MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.

'Cái chết' rình rập mùa đông, bác sĩ chỉ ra cách phân biệt đột quỵ và trúng gió

Kỹ năng sống
19/12/2024 16

Nhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 1366/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông cấp ngày 07/04/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media