Rau quả thường được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích sử dụng vì có nhiều lợi ích dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một sản phẩm từ động vật lại được đánh giá là lành mạnh hơn nhiều loại rau xanh. Trong bảng xếp hạng 100 loại thực phẩm lành mạnh nhất thế giới do BBC đưa ra, mỡ lợn đứng ở vị trí thứ 8.
Điều thú vị là không có loại mỡ hay thịt động vật nào khác lọt vào danh sách này. Trong top 10 thực phẩm lành mạnh còn có hạnh nhân, mãng cầu, cá hồng đại dương, cá thờn bơn, hạt chia, hạt bí đỏ, rau cải cầu vồng…
Tác dụng của mỡ lợn
Với số điểm dinh dưỡng 73/100, mỡ lợn xếp trên 92 loại thực phẩm khác, bao gồm đậu Hà Lan, cà chua, cá thu, rau diếp, cam và khoai lang. Theo đó, mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin nhóm B và khoáng chất dồi dào.
Một hiểu lầm phổ biến là các loại chất béo đều có hại, đặc biệt là chất béo từ động vật. Trên thực tế, không phải chất béo nào cũng giống nhau. Mỡ lợn chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn có lợi cho tim mạch, cũng được tìm thấy trong dầu ô liu.
Bạn không cần loại bỏ hoàn toàn thịt mỡ khỏi chế độ ăn hằng ngày. Ảnh: Pexels
Mỡ lợn cũng bao gồm một số chất béo bão hòa nhưng vẫn an toàn nếu dùng với lượng vừa phải.
Một hiểu lầm khác là mỡ lợn tệ hơn bơ hoặc mỡ bò. Trên thực tế, mỡ lợn có ít chất béo chuyển hóa hơn so với nhiều loại mỡ thực vật đã được hydro hóa hay mỡ bò. Theo Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại mỡ tự nhiên như mỡ lợn có thể là lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Trên thực tế, các đầu bếp và thợ làm bánh vẫn đánh giá cao mỡ lợn vì giúp bánh giòn xốp, chịu nhiệt tốt khi chiên.
Bên cạnh đó, mỡ từ lợn nuôi thả tự nhiên có xu hướng lành mạnh hơn nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội.
Rủi ro khi dùng nhiều mỡ lợn
Dù có những giá trị dinh dưỡng, béo ngậy, mỡ lợn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá mức. Một trong những lo ngại chính là hàm lượng chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu).
Một rủi ro khác là lượng calo cao của mỡ lợn. Chỉ một muỗng canh mỡ có thể chứa khoảng 115 calo, chủ yếu đến từ chất béo. Việc tiêu thụ quá nhiều dẫn đến tăng cân và béo phì, là những yếu tố nguy cơ của tiểu đường tuýp 2 và các bệnh mạn tính khác. Các chuyên gia khuyến nghị nên thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa từ hạt, cá, dầu thực vật.
Theo VietNamNet
Trà xanh là thức uống được nhiều người Việt ưa thích nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn hằng ngày.
Ở vùng biển các tỉnh miền Trung có một loại cá đặc biệt với khả năng bay lên hàng chục mét so với mặt nước. Đồng thời, nó là nguyên liệu chế biến nhiều món đặc sản hấp dẫ...
Nhiều người cho rằng chỉ cần bôi kem chống nắng khi có nắng là đủ, nhưng thực tế đây lại là một quan niệm sai lầm.
Bạn muốn tìm kiếm những mẫu sandals vừa mát mẻ, thoải mái lại giúp bạn nổi bật giữa đám đông? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ một số mẫu sandals cơ bản của ngày hè ...
Ấn tượng với cô gái xinh đẹp người Nhật Bản ngay lần đầu gặp, chàng trai Nghệ An đã ngỏ ý làm quen. Trong thời gian ngắn, dù bất đồng ngôn ngữ anh chàng vẫn "tán đổ" cô g...
Mỡ lợn từng bị gán mác là nguồn chất béo nguy hiểm nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng xấu này có phần thiếu chính xác.
Dừa – loại quả đang sốt giá trên toàn cầu khi nguồn cung khan hiếm do dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Loại quả này ở Việt Nam mỗi năm cho sản lượng khoảng 2 triệu tấn, đượ...