Người về bên bến sông

06/07/2025 22:00
Xóm biển heo hút, xóm biển nghèo xác xơ theo từng cơn gió, người ta sống với nhau vì tình, vì nghĩa. Người ta thấy ái ngại vì cô giáo cứ dạy không công. Người xóm biển trả vài đồng tiền chắt chiu được cô không lấy chỉ dặn ráng sắp xếp thời gian cho các em học bù là cô vui. Rồi củ khoai, con cá họ năn nỉ cô nhận cho lòng họ đỡ áy náy. Xứ biển, cá thiếu gì đâu cô đừng ngại. Tình nghĩa cứ đong đầy theo năm tháng.

Dòng sông Cà Ty được xem là thơ mộng nhất, xinh đẹp nhất của thành phố Phan Thiết, Lan từng qua lại ngắm nó không biết chán bao nhiêu lần không nhớ. Đó là một buổi chiều nhạt nắng, người ấy nói lời xin lỗi Lan rồi ra đi tưởng chừng như mãi mãi. Lan chông chênh nhiều ngày tháng sau đó, thành phố này không phải quê hương của Lan sao Lan cứ nấn ná ở lại. Lan chờ đợi cái gì vu vơ không định hình, để mỗi lần ra bến sông lại ngẩn ngơ nhớ. Nhớ người, người đã ra đi. Nhớ quê hương nơi xứ xa mà sao không cất nổi bước quay về. Nhớ mẹ, Lan ra bến sông Cà Ty nhìn nước trôi. Lan khóc cho vơi nổi nhớ. Mẹ mất từ khi Lan còn rất nhỏ nên cô không nhớ trọn vẹn khuôn mặt mẹ. Nhớ ba, nhưng ba đã có tổ ấm mới, đến nhà ba chỉ để thấy ánh mắt xót xa của ba trước cái nhìn đố kỵ của mẹ kế. Đành đưa hết những nỗi nhớ xuống dòng Cà Ty băng băng nước chảy cho vơi hết nỗi niềm.

Căn phòng tập thể nhỏ trong trường đã cho Lan an yên bên lũ học trò nhỏ tinh nghịch. Dần rồi lũ học trò cũng quen chất giọng miền Tây của cô giáo Lan. Làng biển nhỏ, ngôi trường nhỏ, học trò da đen cháy vì gió biển, nắng biển. Nhưng tấm lòng của chúng thơm thảo, trong veo như nước biển xanh thẩm ngoài kia. Người xóm biển chân chất, hiền lành, họ bám biển để sống. Mùa biển, chỉ có đàn bà, con nít ở nhà, đàn ông đi biển hầu như gần hết. Mới đầu Lan chưa quen, mùi tanh nồng của cá biển phơi làm khô lẩn quất trong gió biển rít rắm. Mùa nắng nhiều hơn mùa mưa, nắng gì khô khốc, gió biển cứ ào ạt, sóng cứ rì rầm với bãi bờ xa.

Người ấy xin việc cho Lan về Phan Thiết. Họ đã từng mong sống trọn đời bên nhau nơi xứ biển. Một chút giận hờn, một chút trách móc của Lan, người ấy vơ hết lỗi lầm cho mình xin Lan đừng hờn giận. Vậy rồi người ấy đi vào lòng biển không trở về, mù mịt ngoài khơi xa không một tia hy vọng. Người ta nói với Lan, bão biển cuồng nộ đã nhấn chìm tất cả, không dấuvết. Người ta khuyên Lan hãy trở về nơi đã sinh ra ở đồng bằng. Lan ở lại, không có cái gì chờ đợi Lan ở quê hương. Lan về ba sẽ rất khó xử, ba luôn thương yêu con gái của mình. Nhưng ba cũng thường xuyên phải nhường nhịn người đàn bà ấy.

Cô giáo Lan thường hay đi vào xóm biển dạy kèm cho lũ học trò. Dáng Lan đi nghiêng nghiêng trong nắng, trong gió, riết rồi như một hình ảnh không thể thiếu của xóm biển. Lâu dần mặc nhiên Lan như thành viên của xóm. Những ngày tàu cá trở về, học trò theo mẹ ra bãi lựa cá bỏ lớp. Lớp có bao nhiêu trò Lan dạy bấy nhiêu, chiều muộn Lan vào xóm gọi từng em gom lại nhà phụ huynh nào tương đối rộng kê vài cái ghế, cô Lan dạy lại cho trò bài buổi sáng trên lớp. Lan vui vẻ đi dạy ngược giờ không nề hà công sức, miễn sao học trò hiểu bài, nắm được cơ bản, không mất bài là Lan vui rồi. Lúc đầu có phụ huynh nói cô hơi đâu làm vậy, dân xóm biển phải bám biển mà sống thôi. Lớn lên rồi tụi nó cũng phải đi biển, học chi cho nhiều. Lan cười tươi giải thích cho họ hiểu, phàm đã làm việc gì thì phải làm cho tới nơi tới chốn. Học trò vì mưu sinh đành phải bỏ buổi, cô giáo thương học trò đành dạy kèm ngược giờ. Lâu dần người ta thấy thương, thấy quý cô giáo Lan. Xóm biển heo hút, xóm biển nghèo xác xơ theo từng cơn gió, người ta sống với nhau vì tình, vì nghĩa. Người ta thấy ái ngại vì cô giáo cứ dạy không công. Người xóm biển trả vài đồng tiền chắt chiu được cô không lấy chỉ dặn ráng sắp xếp thời gian cho các em học bù là cô vui. Rồi củ khoai, con cá họ năn nỉ cô nhận cho lòng họ đở áy náy. Xứ biển, cá thiếu gì đâu cô đừng ngại. Tình nghĩa cứ đong đầy theo năm tháng. Lan dần quên việc phải về nhà chỉ trừ giỗ mẹ. Cô quen ăn cá biển hơn cá đồng, cô quen với nước mắm nấu từ cá biển. Mùi nước mắm cá đồng mỗi khi về nhà ba kho khô cá hủng hỉnh cho Lan ăn đã dần đi vào nỗi nhớ xa xăm.

***

Người đàn ông ấy về xóm biển nghe chuyện cô giáo Lan vì mãi trông chờ người chồng sắp cưới mà đến giờ chưa lập gia đình. Cô giáo quanh năm cứ lẩn quẩn dạy lũ học trò hết lớp này đến lớp khác và coi đó là niềm vui sống. Hỏi ra người yêu cô giáo Lan là Tuấn con bà Sáu Cheo xóm ngoài. Người đàn ông đó là Chín Tâm đã sinh ra và lớn lên ở xóm biển này sau theo vợ về Lâm Đồng làm trang trại nuôi bò sửa, trồng rau sạch. Gia đình vợ đất mênh mông mà chỉ có ba cô con gái. Mỗi người con khi lập gia đình nhà vợ chia cho mấy héc ta đất đồi làm vốn. Vợ Chín Tâm thấy sống ở xóm biển mấy năm chẳng khấm khá gì nên rủ chồng về quê làm trang trại.


Tranh của họa sĩ Trần Đình Diệu

Ngày ghe cá về xóm biển vui rộn ràng, lúc mọi người đang đông vui ngoài bãi cá, cô giáo Lan lại ra dặn học trò chiều nhớ về nhà bà Tám Têm cô ôn bài cho thi học kỳ kẻo trễ. Chín Tâm nhìn cô giáo một lúc rồi hỏi: Cô có chắc thằng Tuấn nó mất tích vì bão không? Cô giáo Lan nhìn thật lâu người đàn ông vừa hỏi rồi sẽ sàng trả lời: Em không biết, vì sau bão nghe người ở xóm biển nói chiếc tàu đó không ai trở về. Nếu có phép màu em cũng mong anh Tuấn đang sống yên ổn đâu đó em cũng cam lòng. Ông Chín Tâm nhìn thật sâu vào mắt cô giáo Lan: người khác thì tôi không biết nhưng thằng Tuấn thì tôi không nhìn lầm, nó đang làm công nhân cho một trang trại rau tại Đà Lạt. Cô có muốn đi một chuyến vô đó thì tôi chỉ đường cho, đó là một trang trại chuyên cung cấp hạt giống, cây giống mà các trang trại nhỏ quanh vùng hay đến mua.

Tôi đã gặp Tuấn lúc nó đang làm trong đó và khi tôi hỏi nó phải con bà Sáu Cheo không nó gật đầu. Lan như khụy xuống, một cái gì đó nghèn nghẹn trong cô.

Lan chạy, chạy thật nhanh ra biển, nước biển mặn chát đầu môi hay nước mắt mặn không biết nữa. Khi bình tỉnh lại Lan đi ra xóm ngoài đến nhà bà Sáu Cheo. Người đàn bà già nua, da đen sạm, mắt trũng sâu vì khóc nhớ con từ mùa bão năm ấy. Hai người phụ nữ ôm nhau khóc: Bác Sáu ơi! Anh Tuấn còn sống. Bà Sáu Cheo cũng gạt nước mắt: Bác hay rồi! Lạy trời có mắt, má khấn nguyện mỗi đêm Tuấn ơi! Lời khấn nguyện của bác chắc ông trời nghe thấy cho nó còn sống. Đi nghe con, ngày mai đi liền với bác vô Đà Lạt.

***

Tuấn không nhớ nỗi vì sao mình đến được Đà Lạt. Trong mơ hồ tiềm thức của Tuấn khi ngũ luôn mơ màng có tiếng rì rào sóng vỗ của biển. Khi giật mình tỉnh giấc chung quanh là cao nguyên lộng gió. Tuấn làm công cho trại rau và ăn ngủ tại đây luôn. Một ngày mùa đông lạnh giá Tuấn vào trang trại xin cơm ăn và rụt rè hỏi ông chủ có việc gì đó cho Tuấn làm chỉ để có chỗ ăn, chỗ ngủ. Ông chủ trang trại nhìn dáng vẻ rắn rỏi, khuôn mặt hiền lành nên gật đầu. Tuấn làm việc theo sự chỉ bảo sắp đặt của ông chủ rất chăm chỉ. Có điều hỏi Tuấn quê ở đâu? Tuấn lắc đầu không nhớ. Tuấn không nhớ gì của quá khứ mà chỉ biết hiện tại. Duy nhất chỉ còn nhớ tên má mình là bà Sáu Cheo. Nếu ai hỏi mày con ai? Tuấn ngớ ra thật lâu rồi lập bập hai từ Sáu Cheo. Nhưng hỏi nữa bà Sáu Cheo ở đâu? Tuấn không biết.

Đó là những gì bà Sáu Cheo và Lan khi dừng lại bên một con dốc nghỉ chân uống nước và hỏi thăm đường vào trang trại, hỏi về người công nhân tên Tuấn. Người chủ cái quán cóc bán vừa cà phê, vừa tạp hóa đã nói về Tuấn như vậy. Cậu Tuấn hiền lắm thi thoảng vẫn hay ra đây mua đồ giúp ông chủ. Nói tiếng là mua nhưng thực ra Tuấn cầm tờ giấy trong đó ghi những thứ cần mua rồi cứ vậy chủ tiệm soạn đồ. Xong đâu đó Tuấn chỉ việc khuân về, ông chủ sẽ ghé tiệm tạp hóa trả tiền sau. Trong trại cậu Tuấn thật thà chăm chỉ nên mọi người cũng thương. Đôi lúc Tuấn lơ ngơ nói gì đó về một làng biển xa xôi nào đó thoáng qua rồi thôi. Cuộc sống nhiều thứ phải lo toan, dần rồi người ta quen có Tuấn trong trang trại. Sự có mặt của Tuấn hàng ngày là một điều mặc nhiên không thể thiếu trong trang trại này, dù anh có ngáo ngơ, ngây thộn gì cũng vậy.

Bà Sáu Cheo và Lan gặp ông chủ trang trại và kể hết sự tình. Ông rất ngạc nhiên nếu đúng là con bà Sáu Cheo thì không hiểu sao từ làng biển xa xôi Tuấn lại lưu lạc đến tận đây. Ông chủ sai người đi ra chỗ làm gọi Tuấn về. Giáp mặt rồi Tuấn nhìn hai người ngơ ngác cười. Bà Sáu Cheo òa khóc khi nhận ra con mình, Lan sững sờ nhìn người yêu của mình chờ đợi bao lâu nay, mong một tiếng reo vui. Nhưng nụ cười ngây ngô của Tuấn làm cả hai hụng hẩng chơi vơi. Bà Sáu Cheo đánh tiếng: má nè con, má là má Sáu Cheo của con đây. Tuấn cười: đúng rồi má Sáu Cheo là má tui đó. Vậy rồi thôi, Tuấn không có biểu hiện gì mừng rở hay vồ vập khi gặp má. Gạt nước mắt bà Sáu Cheo và Lan xin ông chủ đón Tuấn về lại quê nhà. Người chủ lấy một số tiền đưa cho bà Sáu Cheo coi như đây là tiền lương hai năm qua Tuấn ở đây đã phụ giúp ông việc trang trại.

***

Về lại xóm biển Tuấn như tỉnh lại hơn trước. Có những ngày Tuấn ào ra biển vẫy vùng trong nước cho thỏa thích xong lại nằm xoài ra bãi cát nghịch ngợm như con nít. Lớp học ngược giờ của cô giáo Lan giờ thỉng thoảng có một học viên già ê a theo từng con chữ. Bà Sáu Cheo ra bãi lựa cá, Lan rủ Tuấn đến lớp cùng cô học bài. Tuấn không được các chủ ghe cho đi biển thì Tuấn làm việc tại bãi cá. Tàu về, Tuấn phụ bốc cá từ ghe lên bờ, rồi khi các cô, các bà lựa cá xong Tuấn lại phụ cân và bốc cá lên xe cho thương lái. Người ta trả công bao nhiêu Tuấn lấy bấy nhiêu, cười vui ngây ngô rồi cầm tiền về đưa hết cho bà Sáu Cheo. Bao nhiêu lần cầm tiền từ tay con trai bà đều rớt nước mắt, nó còn sống trở về bên bà, nhưng nó trở lại là một đứa trẻ chưa lớn. Thôi thì có con bên cạnh cũng vui rồi, bù lại những ngày khóc hết nước mắt tưởng nó chết như bao người cùng tàu trong chuyến biển năm ấy.

Lan vẫn đi về từ ngôi trường nhỏ và xóm biển, vẫn miệt mài dạy ngược giờ cho lũ học trò theo kịp chương trình. Bà Sáu Cheo biết con mình không như xưa nên nhận Lan làm con gái nuôi. Ba con người dựa vào nhau mà sống bình yên bên xóm biển. Cái chuyện không hiểu vì sao Tuấn còn sống sống và lưu lạc lên tận Đà Lạt mãi là một ẩn số không ai lý giải được.

***

Chiều về bên bến sông Cà Ty thơ mộng tôi gặp người em gái cùng quê, em mừng rở khi gặp tôi đang tìm những góc độ ghi lại hình ảnh đẹp đầy lưu luyến của dòng sông, cây cầu, tháp nước. Hỏi thăm gia cảnh, em kể tôi nghe chuyện của mình, rồi em sẽ sàng dặn tôi: chị về gặp ba em đừng nói gì về tình hình của anh Tuấn hiện nay. Cứ để ba coi như ảnh mất tích vì bão không về, ba biết ba sẽ lo lắng nha chị. Tôi nhìn theo dáng em bước dứt khoát xa khuất dần theo con đường dọc sông Cà Ty. Em gái quê tôi đã chọn cho mình quê hương thứ hai đang đầy ắp tình người.

Tổng hợp nhiều nguồn

Tác giả: Kim Thanh

Tin xem thêm

Nam sinh được nhận xét ‘siêu cao thủ’ là thủ khoa thi lớp 10 cả 2 trường chuyên

Giải trí
07/07/2025 10

Sau khi là thủ khoa thi đầu vào Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên năm nay, mới đây, em Bùi Nhật Minh (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) tiếp tục t...

Phương Oanh trở lại đóng phim VTV sau khi làm phu nhân chủ tịch

Giải trí
07/07/2025 09

VTV Kết nối vừa hé lộ những hình ảnh đầu tiên của Phương Oanh trong phim sắp lên sóng, đánh dấu sự trở lại của nữ diễn viên sau 4 năm vắng bóng kể từ "Hương vị tình thân"...

Bé gái 5 tuổi cứu sống mẹ nhờ kỹ năng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được

Giải trí
07/07/2025 09

MỸ - Nhờ kỹ năng giữ bình tĩnh trong tình huống khẩn cấp và sự nhanh trí, bé gái 5 tuổi đã cứu sống mẹ bị ngất xỉu tại nhà.

Con diều không dây

Giải trí
07/07/2025 09

Một ngày kia, có hai cha con đi tới một lễ hội thả diều. Đứa con trai rất vui khi thấy những cánh diều đủ màu sắc bay rợp trời.

Tâm sự của hai kẻ tâm thần trong nhà đá

Giải trí
07/07/2025 08

Dân tình hú hồn với tâm sự của hai kẻ 'tâm thần' trong nhà đá.

Tuyệt phẩm bi tráng đưa William Faulkner đến với giải Nobel Văn học

Giải trí
07/07/2025 07

Tác phẩm "Cọ hoang" (The Wild Palms) của nhà văn Mỹ William Faulkner là một cột mốc rực rỡ trong sự nghiệp văn chương đồ sộ và táo bạo của ông.

Người đàn ông 35 tuổi đeo biển ghi 'có 2 tòa nhà' để tìm bạn đời

Giải trí
07/07/2025 06

TRUNG QUỐC - Để thu hút nhiều cô gái, khi đi tham dự một sự kiện thể thao, người đàn ông 35 tuổi đã đeo trước ngực tấm biển ghi dòng chữ "có 2 tòa nhà".

Truyện cười: Đẹp nhưng không tiện

Giải trí
07/07/2025 06

Hai kẹp nơ đi dạo phố mua sắm với nhau.

Người về bên bến sông

Giải trí
06/07/2025 22

Xóm biển heo hút, xóm biển nghèo xác xơ theo từng cơn gió, người ta sống với nhau vì tình, vì nghĩa. Người ta thấy ái ngại vì cô giáo cứ dạy không công. Người xóm biển tr...


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media