Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ nhỏ

24/06/2025 16:30
Theo các chuyên gia, vắc xin 6 trong 1 có thể được tiêm từ khi trẻ đủ 6 tuần tuổi - thời điểm hệ miễn dịch còn non nớt và dễ bị tấn công bởi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Tiêm vắc xin 6 trong 1 giúp con trưởng thành khỏe mạnh. Ảnh: Shutterstock

Tiêm phòng đúng lịch

BS. Đoàn Thị Khánh Châm, Quản lý Y khoa vùng 2 - miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, trẻ càng tiêm chủng muộn, nguy cơ mắc bệnh càng cao, dễ diễn tiến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần.

Cụ thể, trẻ dưới 5 tuổi nếu mắc bạch hầu có tỷ lệ tử vong lên đến hơn 20% với các biến chứng như suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, liệt tứ chi. Ho gà dễ bội nhiễm, biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phổi. Đầu năm nay, có 2 trẻ em ở Đồng Nai và Bình Phước tử vong vì ho gà, trong đó có một bé 7 tháng tuổi.

Theo các nghiên cứu đã được công bố, trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ không qua khỏi lên đến 95%. Uốn ván gây biến chứng co thắt thanh quản, thuyên tắc phổi, gãy xương… Còn bại liệt gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động, để lại di chứng liệt không hồi phục và tàn tật suốt đời. 90% trẻ sơ sinh và 25 - 50% trẻ em dưới 5 tuổi khi nhiễm virus viêm gan B sẽ tiến triển thành viêm gan mạn tính, nguy cơ xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành. Còn vi khuẩn Hib gây ra nhiễm trùng tai, viêm phế quản, nhiễm trùng máu… với di chứng tổn thương não, điếc, trí tuệ sa sút.


Biến chứng do bệnh truyền nhiễm sẽ cản trở sự phát triển toàn diện của con. Ảnh: Shutterstock

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm đầy đủ vắc xin 6 trong 1 có hiệu quả lên đến 99%. Vắc xin 6 trong 1 có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi đến 24 tháng tuổi.

Nghiên cứu được đăng tải trên trang vaccineknowledge.ox.ac.uk khẳng định, vắc xin 6 trong 1 không chứa bất kỳ vi khuẩn hoặc virus sống nên không thể gây bệnh, nhưng vẫn kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại mầm bệnh thật tấn công.

“Trẻ sinh non vẫn có thể tiêm vắc xin 6 trong 1 cùng thời điểm như trẻ sinh đủ tháng. Ba mẹ không nên trì hoãn tiêm 6 trong 1 cho trẻ vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng”, chuyên gia tiêm chủng tại VNVC cho biết.

Tiêm đủ mũi, đúng phác đồ tiêm chủng

Các chuyên gia khuyến cáo các mốc cụ thể để tiêm vắc xin 6 trong 1 như sau:

Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi (sớm nhất là 6 tuần tuổi)

Mũi 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi

Mũi 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi

Mũi 4: Khi trẻ được 16 - 18 tháng tuổi.


Trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều mầm bệnh trong khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ mắc bệnh. Ảnh: Vecteezy

Lượng kháng thể sinh ra từ đợt tiêm trước sẽ giảm dần theo thời gian. Mũi tiêm nhắc sẽ gợi lại trí nhớ miễn dịch của trẻ để tái sản xuất lượng kháng thể mà cơ thể đã tạo ra sau đợt chủng ngừa đầu tiên, giúp trẻ được bảo vệ liên tục.

Mẹo cho ba mẹ để tránh quên lịch tiêm

Với lịch trình bận rộn, ba mẹ dễ quên các mốc tiêm chủng, tăng nguy cơ bỏ sót mũi tiêm quan trọng và tạo cơ hội cho bệnh truyền nhiễm tấn công con.


Các mầm bệnh nguy hiểm chực chờ tấn công trẻ khi chưa kịp tiêm vắc xin. Ảnh: Vecteezy

Hiện nay, nhiều cơ sở tiêm chủng cung cấp dịch vụ nhắc lịch qua tin nhắn, cuộc gọi, giúp ba mẹ sắp xếp thời gian dễ dàng. Ngoài ra, ba mẹ có thể dùng ứng dụng nhắc tiêm phòng trên điện thoại hoặc ghi chú lịch tiêm vào điện thoại hoặc lịch điện tử để tránh quên và trì hoãn lịch tiêm quan trọng của con.

Không quá lo lắng nếu trẻ có phản ứng sau tiêm

BS. Khánh Châm cho biết, trẻ sau tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 có thể gặp phải những triệu chứng như đỏ, đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, dễ cáu kỉnh, chán ăn, quấy khóc. Tình trạng này có thể tự khỏi vì đó là phản ứng sau tiêm thường gặp.

Vắc xin 6 trong 1 có thành phần ho gà vô bào nên ít gây phản ứng tại chỗ như sưng, sốt, đau hoặc phản ứng hơn so với vắc-xin có thành phần ho gà toàn tế bào. Trong đó, loại vắc xin 6 trong 1 được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, không cần pha hồi chỉnh, có thể sử dụng ngay. Điều này giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ, giảm nguy cơ sai sót liên quan đến quá trình pha hồi chỉnh trước khi tiêm, tránh nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác, đồng thời đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm.


Cha mẹ không nên quá lo lắng về phản ứng sau tiêm của trẻ. Ảnh: Vecteezy

Nếu trẻ bị sốt, ba mẹ có thể cho trẻ mặc đồ thoáng mát để hạ nhiệt, sử dụng thuốc hạ sốt theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ba mẹ không bôi dầu, xoa bóp, ấn vào vết tiêm vì dễ khiến vết sưng nặng hơn.

Nếu phản ứng kéo dài hơn vài ngày, sốt cao trên 39 độ C, khó thở, phát ban, ba mẹ liên hệ với bác sĩ để tư vấn và xử lý kịp thời.

Những phản ứng sau tiêm không nguy hiểm bằng những biến chứng trẻ sẽ gặp nếu không tiêm chủng. Vì vậy, ba mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, đồng thời lưu ý những điểm quan trọng để hành trình tiêm chủng của con diễn ra an toàn, hiệu quả.

(Nguồn: Hệ thống tiêm chủng VNVC)

Theo VietNamNet


Tin xem thêm

Thịt kho tàu chỉ bỏ nước hàng thôi chưa đủ: Thả thêm loại quả này vào thịt mềm tan, lên màu đẹp mắt

Kỹ năng sống
02/07/2025 11

Với công thức nấu món thịt kho tàu dưới đây bạn sẽ có một món ăn ngon đẹp mặt, rút ngắn thời gian đun nấu.

Giảm cân bằng giấm táo đơn giản nhưng cần cẩn thận

Kỹ năng sống
02/07/2025 10

Bạn có thể pha giấm táo vào nước hoặc trộn salad nhưng không được dùng quá nhiều.

3 hành vi ở trẻ là biểu hiện của sự thiếu tình thương nhưng nhiều bố mẹ lại tự hào cho đó là EQ cao

Kỹ năng sống
02/07/2025 10

Khi một đứa trẻ cư xử tốt và hợp lý, cha mẹ sẽ khen ngợi "EQ cao", nhưng thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Làm dâu Malaysia từng bất đồng ngôn ngữ, nhưng vẫn nỗ lực mua nhà cho cha mẹ...

Kỹ năng sống
02/07/2025 10

Gần chục năm làm dâu xứ người, hot Facebooker trăn trở tâm nguyện mua nhà, đón cha mẹ sang Malaysia để phụng dưỡng.

Cách làm xịt khoáng trà xanh, giải pháp cấp ẩm cho da tức thì

Kỹ năng sống
02/07/2025 09

Thay vì sử dụng các sản phẩm thương mại chứa hương liệu hoặc chất bảo quản, nhiều người lựa chọn tự làm xịt khoáng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên, an toàn. Trong số đó,...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn chỉ ăn trứng trong bữa sáng?

Kỹ năng sống
02/07/2025 08

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu bạn chỉ ăn sáng bằng loại thực phẩm này trong thời gian dài sẽ gây hại cho đường ruột, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Bỏ nghề MC truyền hình, cô gái Nùng làm ngô nếp bản địa bán cả triệu đồng/kg

Kỹ năng sống
02/07/2025 07

Bỏ công việc MC truyền hình ở VTC về bản, hai chị em Lạng Sơn đã biến ngô cổ thành đặc sản số. Nhờ TikTok, họ đạt doanh thu trăm triệu đồng, khai mở lối đi mới cho nông n...

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Kỹ năng sống
01/07/2025 22

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 1/7

Kỹ năng sống
01/07/2025 20

3 không khi ăn canh cua

Kỹ năng sống
01/07/2025 16

Canh cua là món ăn dân dã, bổ dưỡng, đặc biệt được yêu thích trong mùa hè nhờ khả năng giải nhiệt, kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media