Có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc, gừng là một thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của một số nước, trong đó có Việt Nam. Loại gia vị này được đánh giá cao nhờ vị thơm cay nồng sử dụng nhiều trong ẩm thực và dược liệu.
Gừng là loại thực phẩm, dược liệu phổ biến ở các nước châu Á. Ảnh: Taste of Home
Theo BBC Goodfood, trong 10g gừng tươi có 4 calo, 2g chất đạm, 1g chất béo, 8g carbohydrate, 2g chất xơ, 42mg kali. Dưới đây là các tác dụng của gừng:
Giảm nhẹ các triệu chứng cảm lạnh
Trà gừng là lựa chọn tuyệt vời khi một người bắt đầu có biểu hiện cảm lạnh. Khi uống, người bệnh sẽ toát mồ hôi, do đó có thể hỗ trợ điều trị các tình trạng sốt do cúm hoặc cảm lạnh. Gừng tươi có thể có tác dụng kháng virus.
Làm dịu cơn buồn nôn và ốm nghén
Gừng được ghi nhận làm giảm các triệu chứng liên quan đến say tàu xe bao gồm chóng mặt, buồn nôn, nôn và đổ mồ hôi lạnh. Tác dụng này cũng tốt cho những người vừa trải qua phẫu thuật và chứng buồn nôn liên quan đến hóa trị nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Gừng đã được sử dụng rộng rãi để điều trị chứng buồn nôn và nôn do ốm nghén nhẹ. Tuy nhiên, các sản phụ nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng gừng phù hợp với thể chất của mỗi người.
Chống viêm, giảm đau
Trong gừng có các chất chống viêm giúp tăng cường đặc tính chữa bệnh như giảm triệu chứng viêm khớp. Gừng chứa các thành phần hoạt tính như gingerol tạo nên hương thơm và mùi vị độc đáo. Đây là hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm stress oxy hóa, từ đó giảm lượng gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
Hợp chất chống viêm mạnh này cũng giúp những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động.
Gừng có thể chế biến thành trà uống tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Ceveland Clinic
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chứng khó tiêu do quá trình làm rỗng dạ dày bị chậm. Nghiên cứu cho thấy, những người ăn gừng mất khoảng 12 phút để dạ dày trống rỗng so với 16 phút ở người bình thường.
Gừng thúc đẩy việc loại bỏ khí dư thừa khỏi hệ tiêu hóa, có tác dụng làm dịu đường ruột. Loại gia vị này đặc biệt tốt với trường hợp đau bụng do bất ổn tiêu hóa.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu trên động vật ghi nhận gừng có thể kiểm soát mức cholesterol, giảm tổn thương động mạch và hạ huyết áp - tất cả đều có lợi cho tim và hệ tim mạch.
Những người không nên ăn gừng
Gừng được coi là loại thực phẩm an toàn đối với đa số mọi người. Tuy nhiên, gừng còn là một loại thảo mộc mạnh có tác dụng dược lý, có thể không phù hợp với một số người, bao gồm:
- Người có tiền sử sỏi thận chứa oxalat
- Những người thường xuyên bị ợ chua, trào ngược axit
- Những người huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc huyết áp.
Theo Vietnamnet.
Yêu người đàn ông mất 97% sức khỏe, người phụ nữ giấu gia đình suốt 5 năm. Khi biết chuyện, mẹ chị lo nhưng càng tiếp xúc bà càng yêu quý chàng rể này.
Lần đầu tiên, 21 robot hình người đã chạy thi với hàng nghìn vận động viên tại giải bán marathon 21km Yizhuang ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
THÁI LAN - Một người đàn ông đi xe máy đã thoát nạn trong gang tấc khi may mắn lách được vào khoảng trống trong vụ tai nạn giữa 2 chiếc xe ô tô trên đường.
Những ngày đầu sở hữu “báu vật” được chế tạo từ thứ kim loại có màu vàng óng, ‘kỹ sư chân đất’ ở Long An không dám công khai. Nay, có người hỏi mua với giá tiền tỷ, ông c...
Người có tiền sử sỏi thận, trào ngược dạ dày hoặc huyết áp bất ổn không nên ăn gừng.
Chỉ cần chọn góc chụp phù hợp, du khách có ngay loạt ảnh check-in bãi cỏ hồng ở giữa lòng Hà Nội đẹp không kém Đà Lạt cùng phông nền ấn tượng là cầu Long Biên cổ kính phí...
Công an TP Đà Nẵng vừa khởi tố 21 đối tượng liên quan đến vụ hỗn chiến giữa hai nhóm thanh thiếu niên xảy ra trên đường 2 Tháng 9.
Để cạnh tranh thị phần, các hãng ô tô và đại lý tại Việt Nam tiếp tục tung ra loạt chương trình ưu đãi, giảm giá cho nhiều mẫu xe trong tháng 5. Theo đó, có mẫu giảm tới ...
Dự kiến tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Thời gian áp d...