9X thấm thía 'học để làm gì' sau 1 năm gap year

08/03/2025 20:00
Đỗ vào ĐH Ngoại thương, nhưng Tú quyết định tạm dừng việc học sau 1 năm để đi tìm mục tiêu sống của bản thân.

Lê Anh Tú (sinh năm 1998) là cựu sinh viên sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương.

Một ngày thu đầu năm học 2017 - 2018, khi vừa kết thúc mùa hè năm thứ nhất để chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ 2, Lê Anh Tú, chàng sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương đã đưa ra một quyết định táo bạo là tạm hoãn việc học trên trường để “đi tìm lại lẽ sống của bản thân”.

Quyết định này được đưa ra chóng vánh, nhưng lại là điều Tú đã trăn trở ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường này.

“Phải chọn ngôi trường top đầu” là suy nghĩ duy nhất của Tú khi đặt bút đăng ký vào trường. Nhưng suốt học kỳ I năm thứ nhất, Tú gặp phải khủng hoảng vì việc học đại học không như kỳ vọng. “Em choáng ngợp khi phải học rất nhiều thứ liên quan đến toán cao cấp, kinh tế vĩ mô, vi mô… mà ở tuổi 18, em không biết chúng sẽ được ứng dụng ra sao”. Ngoài ra, việc đăng ký vào nhiều câu lạc bộ chuyên môn một lúc cũng khiến Tú không thể quản lý thời gian hiệu quả.

Sống trong “bong bóng” của rất nhiều kỳ vọng, chàng trai sinh năm 1998 không còn cảm thấy hào hứng.

Tú trong chuyến đi tới Nam Phi trong vai trò là thành viên của một dự án về bảo tồn động vật hoang dã.

Cuối cùng, Tú quyết định tạm hoãn việc học 1 năm sau trước sự bất ngờ của rất nhiều người.

Trước khi “gap year”, nam sinh cũng đưa ra hàng loạt lý do tự thuyết phục bản thân chọn phương án “để trường đại học chờ mình”.

Tú trong chuyến đi tới Nam Phi trong vai trò là thành viên của một dự án về bảo tồn động vật hoang dã.

“Em sợ cảm giác mỗi sáng sớm mùa đông phải phi xe máy đến trường và tự hỏi mình đến đây để làm gì. Em cũng muốn thử bước chân vào thế giới của những người đi làm, thử trải nghiệm các hoạt động về nghệ thuật vì nghĩ rằng bản thân ‘có duyên’ với sân khấu. Ngoài ra, em cũng muốn tự lo cho cuộc sống của bản thân về mặt tài chính, vì gia đình đang ở thời điểm không đủ chi trả cho những hoạt động cá nhân của em, bao gồm cả tiền học”.

Thuyết phục bản thân về mặt tâm lý xong xuôi, Tú làm đơn gửi cho trường và được dừng học trong tối đa 2 năm.

Tú tham gia vào một nhóm hài kịch ứng tác ở Hà Nội.

Trong thời gian “gap year”, Tú đã tham gia vào một nhóm hài kịch ứng tác ở Hà Nội để thỏa sức thể hiện mình trên sân khấu. Cậu cũng chuyển vào TP.HCM để thử sức với mảng truyền thông tại một số công ty vì nhận thấy “mình là người nói khá nhiều”.

Song, càng đi làm nhiều, cậu lại càng muốn quay trở lại học. “Ban đầu, em khá tự hào vì bắt đầu “quen tay, quen mắt” với một vài việc ở công ty dù chỉ đi làm với tư cách là một sinh viên năm thứ nhất. Nhưng khi động đến các vấn đề cần giải quyết ở tầm cao hơn, em lại vô cùng lúng túng”, Tú nhớ lại.

Kỹ năng chuyên môn còn hời hợt cùng khả năng xử lý tình huống yếu kém khiến Tú biết rằng… “mình không thực sự biết gì cả”.

Vì thế, kết thúc 1 năm đó, Tú quyết định quay trở lại trường vì đã tự trả lời được câu hỏi: “Học đại học để làm gì?”.

“Đó có lẽ là tài sản lớn nhất em thu nhận lại được sau thời gian “gap year””, nam sinh bộc bạch.

“Em từng nghĩ mình biết rất nhiều, nhưng hóa ra chỉ là một phần nhỏ”

Đi làm cũng khiến Tú hiểu “công việc cần gì ở mình”. Vì thế, cậu tự vạch ra một chiến lược riêng cho bản thân, luôn cố gắng tập trung tối đa cho những môn học sát sườn với “đầu ra” của mình sau này.

Trong khoảng thời gian đó, 9X cũng không quên tiếp tục trải nghiệm nhiều hơn, đi tới Nam Phi trong vai trò là thành viên của một dự án về bảo tồn động vật hoang dã, hay tham gia vào hàng loạt các hoạt động của một số tổ chức lớn,…

Mọi thứ diễn ra thuận lợi giống như “một đường thẳng băng” khiến Tú nghĩ rằng “mọi thứ về sau cũng vẫn sẽ diễn ra suôn sẻ như thế”.

Vì thế, cậu ứng tuyển vào chương trình Google Business Internship. Tuy nhiên, sau 5 tháng ròng rã, Tú lại bị đánh trượt ở vòng phỏng vấn cuối cùng cho chương trình thực tập này của Google.

“Lúc ấy, em có chút hoài nghi về bản thân, nên đã thử ứng tuyển vào một công ty khác ở trong nước và trúng tuyển”.

Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm khác nhau, trong khi mọi người quá bận mải nên chưa thể hướng dẫn nhân sự mới sát sao. Áp lực “tự bơi” do thiếu kinh nghiệm khiến Tú luôn trong tình trạng stress và không muốn đi làm mỗi sáng thức dậy.

Hiệu quả công việc kém khiến Tú bị chính người đã tuyển dụng mình vào quở trách nặng nề: “Tôi nghĩ mình đã sai lầm khi tuyển em vào đây”.

Câu nói này khiến Tú như hoàn toàn sụp đổ. “Đó có lẽ là một cú sốc rất lớn với em. Nhưng cũng nhờ đó em mới nhận ra, những gì mình biết từ trước tới giờ tưởng rất rất nhiều, nhưng hóa ra chỉ là một phần nhỏ”.

Sau cú sốc ấy là quãng thời gian Tú liên tục tự rèn cho mình, cả về kỹ năng công việc, kỹ năng quản lý thể chất lẫn kỹ năng điều hòa cảm xúc cá nhân.

“Cũng vì hiểu bản thân còn thiếu nhiều thứ nên em luôn cố gắng chăm chỉ đọc nhiều hơn, tận dụng cơ hội để gặp gỡ nhiều người hơn. Việc gặp gỡ nhiều người trong các cộng đồng cũng khiến em bớt đắm chìm trong “bong bóng” công việc và nhận ra sự nghiệp chỉ là một phần của cuộc sống này”.

Biết tìm ra điểm yếu, khắc phục những nhược điểm của bản thân và có sự chuẩn bị kỹ càng để đón nhận những cơ hội mới,... những điều đó cũng đã giúp Tú mới đây nhận được lời mời làm việc hấp dẫn tại một công ty công nghệ hàng đầu tại Singapore.
 
Theo Vietnamnet


Tin xem thêm

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 20/4

Kỹ năng sống
20/04/2025 20

Tiêu chí 'ngầm' khiến học sinh đạt 1600/1600 SAT vẫn trượt đại học Mỹ

Kỹ năng sống
20/04/2025 20

Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chuyển từ uống cà phê sang trà xanh trong 1 tháng?

Kỹ năng sống
20/04/2025 16

ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.

Đặc sản trời ban mọc nhiều ở quê, chế biến kỳ công thành món ngon nức tiếng

Kỹ năng sống
20/04/2025 11

Từng là món ăn chống đói một thời của nhiều gia đình, bồng khoai nay thành đặc sản được đông đảo thực khách thưởng thức và tìm mua, chế biến thành nhiều món ngon nức tiến...

Theo chồng Việt đi ăn cưới, vợ Nhật sửng sốt khi được đưa túi bóng lấy phần

Kỹ năng sống
20/04/2025 10

Phong tục 'ăn cỗ lấy phần' ở vùng quê Việt Nam khiến cô vợ Nhật ngơ ngác rồi bật cười thích thú.

3 không khi dùng chảo chống dính

Kỹ năng sống
20/04/2025 09

Chảo chống dính giúp công việc nội trợ dễ dàng nhưng bạn không được làm nóng chảo quá mức, sử dụng thìa dĩa, muôi kim loại để đảo thức ăn…

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Kỹ năng sống
20/04/2025 07

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng cường làm ...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 19/4

Kỹ năng sống
19/04/2025 20

Ba không khi ăn chuối xanh

Kỹ năng sống
19/04/2025 16

Chuối xanh là thực phẩm tốt nhưng bạn cần tránh ăn quá nhiều, ăn sống hay kết hợp với một số loại trái cây.

Cách nấu phá lấu bò đơn giản tại nhà

Kỹ năng sống
19/04/2025 11

Phá lấu bò là món ăn yêu thích của nhiều người. Cách nấu phá lấu bò tại nhà đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích mê.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media