Cách mẹ Việt ở trời Tây dạy con yêu tiếng Việt và tự hào về quê hương

07/03/2025 10:00
Sau gần 8 năm cùng bố mẹ sống tại Canada, con trai tôi nói tiếng Anh như người bản xứ, còn nói tiếng Việt đúng chuẩn “người Hà Nội”. Khi làm dự án, bài tập về quê hương, bé luôn giới thiệu một Việt Nam tươi đẹp, tử tế, đầy tự hào.

Chị Tươi và con trai tại Canada.

Năm 2017, khi con trai vừa học hết lớp 1, gia đình tôi rời Việt Nam, tới định cư tại Canada, ở thành phố Mississauga, tỉnh Ontario. Chúng tôi lo con sẽ khó thích nghi với môi trường khác biệt vì bé Cơm vốn tính nhút nhát và không thích tới trường khi còn ở Việt Nam. Nhưng ngược lại, Cơm mau chóng hứng thú đi học và tôi yên tâm khi biết con được cô giáo quan tâm, các bạn cùng lớp dễ mến và chủ động làm quen với con. 

Tuần đầu tiên ở trường, con tôi khi được hỏi “Việt Nam thế nào” đã trả lời: “Ôi bụi lắm”, “Cô giáo dữ”... Nghe con kể lại việc này khi về nhà, tôi nhắc nhở ngay: “Giờ xa quê, con chính là một đại sứ văn hóa của Việt Nam. Nếu con chê đất nước mình, cô giáo và các bạn sẽ mất thiện cảm với Việt Nam và cả người dân mình”. 

Tôi cũng nói cho con hiểu rằng nước nào cũng có những điểm tốt, điểm chưa tốt nhưng khi nói với người nước ngoài, chúng ta nên nói về điểm tốt của Việt Nam như biển đẹp, người dân thân thiện, tinh thần bất khuất… để mọi người có cái nhìn tích cực, thân thiện về quê hương mình. 

Lần đó, con hiểu ra nên trong các bài tập có liên quan tới nơi chôn nhau cắt rốn, con đều hào hứng mô tả về một Việt Nam xinh đẹp và những kỷ niệm đáng nhớ với người thân.

Nền giáo dục tại Canada cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng tôi trong việc giáo dục con ý thức về cội nguồn. Giáo dục tại đây đặc biệt chú trọng đến sự đa dạng văn hoá. Nhiều bài tập khuyến khích trẻ kể, viết về quê hương hoặc ông bà mình, vẽ lá cờ tổ quốc nơi mình hay các thế hệ trước sinh ra... Nền giáo dục và các thầy cô tại đây hiểu rằng văn hoá khác nhau suy nghĩ và cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác nhau, sáng tạo và hiệu quả hơn.

Thật ra, với một đứa trẻ, không phải nói một lần là con nhớ và hiểu ngay. Vợ chồng tôi đều thường xuyên nhắc nhở và thể hiện để con thấy bằng chính cách mình sống. 

Chúng tôi luôn chỉ rõ cho con thấy sự khác biệt của nền tảng văn hóa sẽ định vị con người cháu khi trưởng thành và đó là lý do con nên tiếp thu tinh hoa của 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây, chứ không phải lúc nào cũng thấy Tây mọi thứ đều tốt và Đông cái gì cũng dở. 

Rõ ràng, tôi, con và nhiều người khác, dù thành công dân Canada, nói tiếng Anh chuẩn, thậm chí không còn pha giọng điệu địa phương nữa nhưng ngoại hình và cả dòng máu vẫn là người Việt Nam. Trong các mối quan hệ, dù ở trường hay nơi công sở, khi mọi người hỏi “bạn đến từ đâu?” hẳn người đối diện sẽ thấy thú vị vì nghe bạn mô tả cội nguồn của mình là một nơi xinh đẹp, với nền văn hóa đặc sắc hơn là thấy bạn ca thán, kể toàn những điều tiêu cực?

Để con thấm nhuần, trong cuộc sống hằng ngày, vợ chồng tôi luôn dạy con về những tinh túy của người Việt và văn hóa Việt Nam, cũng như những điều hay của phương Tây mình nên tiếp thu. Tùy tình huống thực tế, ba mẹ có thể viện dẫn những câu truyện hay cách ứng xử ở Việt Nam để con dễ hiểu hơn. 

Ngoài ra, vì cho rằng một trong những sợi dây bền chắc và hiệu quả nhất giúp con kết nối với nguồn cội là tiếng mẹ đẻ nên tôi luôn đề cao việc dạy và giúp con duy trì nói tiếng Việt. 

Vợ chồng tôi luôn nói tiếng Việt ở nhà, thường kể cho con nghe những câu chuyện về tuổi thơ của mình và của con lúc nhỏ. Mỗi câu chuyện, tình huống trong cuộc sống hằng ngày, chúng tôi luôn cho con thấy mình tự hào là người Việt với những đặc tính như thông minh, chịu khó làm việc, ham học, hiếu lễ, tử tế…

Tôi cho rằng, trong việc giáo dục ý thức cội nguồn, tiếng mẹ đẻ cho con, cha mẹ đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu cha mẹ nói về Việt Nam với thái độ chán ghét, con khó mà biết trân trọng nguồn cội, ngôn ngữ, văn hóa quê hương. 

Trẻ di cư thường học ngôn ngữ mới rất nhanh và thường thích nói tiếng Anh hơn vì dễ hơn và quen miệng do cả ngày trò chuyện với bạn bè, thầy cô bằng ngôn ngữ này. Vì thế, nếu cha mẹ bận rộn ít chơi cùng hay không có thời gian trò chuyện, dạy con học trẻ rất dễ mai một tiếng Việt, dần dần mất đi khả năng nghe hiểu những đoạn hội thoại đơn giản, chưa tính tới khả năng nói. 

Tôi đã gặp khá nhiều gia đình Việt có con cái không hề biết nói tiếng Việt, dù trẻ sinh ra và từng sống tại Việt Nam, trong khi tiếng Anh của cha mẹ lại không đủ tốt để trò chuyện thoải mái và thảo luận sâu với con về các vấn đề họ quan tâm. 

Không chỉ giúp duy trì sự kết nối về tư duy, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, việc tự nói được tiếng Việt mang tới nhiều giá trị khác cho trẻ và các gia đình sống xa xứ. Rõ ràng, khi nói được tiếng Việt, trẻ sẽ thoải mái trò chuyện với người thân mỗi lần gặp mặt, chuyện trò, dễ dàng thấu hiểu người khác hơn…

Đúng là trong thời đại ngày nay, chúng ta có thể nhờ tới công nghệ hay qua phiên dịch để hiểu ngôn ngữ khác nhưng khi đó, thường chỉ vài ba câu chào hỏi giao tiếp cơ bản là cuộc hội thoại sẽ kết thúc, hơn nữa, trẻ sẽ phải phụ thuộc vào người khác, máy móc mỗi khi muốn trò chuyện với người thân, họ hàng không rành tiếng Anh.

Hơn nữa, tôi cho rằng, học một ngôn ngữ là hiểu thêm một nền văn hóa. Tiếng Việt giỏi thì con cũng thấm nhuần văn hóa Việt bởi có những điều chỉ ngôn ngữ mẹ đẻ mới truyền tải chính xác.

Năm ngoái, khi gia đình tôi về Việt Nam thăm họ hàng sau nhiều năm đi xa, Cơm ríu rít nói chuyện với bà và các cô dì chú bác, anh chị em với vốn tiếng Việt tự nhiên, lưu loát. Con có thể diễn đạt mọi điều mình muốn, thể hiện đủ các cung bậc cảm xúc và rất gần gũi với cả nhà. 

Theo Vietnamnet


Tin xem thêm

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 20/4

Kỹ năng sống
20/04/2025 20

Tiêu chí 'ngầm' khiến học sinh đạt 1600/1600 SAT vẫn trượt đại học Mỹ

Kỹ năng sống
20/04/2025 20

Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chuyển từ uống cà phê sang trà xanh trong 1 tháng?

Kỹ năng sống
20/04/2025 16

ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.

Đặc sản trời ban mọc nhiều ở quê, chế biến kỳ công thành món ngon nức tiếng

Kỹ năng sống
20/04/2025 11

Từng là món ăn chống đói một thời của nhiều gia đình, bồng khoai nay thành đặc sản được đông đảo thực khách thưởng thức và tìm mua, chế biến thành nhiều món ngon nức tiến...

Theo chồng Việt đi ăn cưới, vợ Nhật sửng sốt khi được đưa túi bóng lấy phần

Kỹ năng sống
20/04/2025 10

Phong tục 'ăn cỗ lấy phần' ở vùng quê Việt Nam khiến cô vợ Nhật ngơ ngác rồi bật cười thích thú.

3 không khi dùng chảo chống dính

Kỹ năng sống
20/04/2025 09

Chảo chống dính giúp công việc nội trợ dễ dàng nhưng bạn không được làm nóng chảo quá mức, sử dụng thìa dĩa, muôi kim loại để đảo thức ăn…

Khách Mỹ tới tấp mua ‘vàng đen’ sau hoãn áp thuế, DN Việt gấp gáp tăng ca

Kỹ năng sống
20/04/2025 07

Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng cường làm ...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 19/4

Kỹ năng sống
19/04/2025 20

Ba không khi ăn chuối xanh

Kỹ năng sống
19/04/2025 16

Chuối xanh là thực phẩm tốt nhưng bạn cần tránh ăn quá nhiều, ăn sống hay kết hợp với một số loại trái cây.

Cách nấu phá lấu bò đơn giản tại nhà

Kỹ năng sống
19/04/2025 11

Phá lấu bò là món ăn yêu thích của nhiều người. Cách nấu phá lấu bò tại nhà đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích mê.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép trang tin điện tử số: 822/GP-TTĐT do Sở TT-TT Hà Nội cấp ngày 02/03/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media