Tôi nghe mọi người bảo sáng ăn gừng bổ hơn nhân sâm còn tối ăn gừng độc hơn thạch tín. Xin chuyên gia tư vấn việc ăn gừng như thế nào cho đúng? Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Hồng Vân - Hà Nội)
Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Từ xa xưa, gừng đã là vị thảo dược được dùng phổ biến hàng đầu trong nấu nướng và chữa bệnh, đặc biệt là các vấn đề về hàn khí.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tì, vị, làm ấm dạ dày, cầm nôn, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc… Những lợi ích phổ biến của gừng bao gồm hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và giảm buồn nôn.
Theo y học hiện đại, gừng có đặc tính chống oxy hóa rất mạnh có lợi cho cơ thể. Các hợp chất chống oxy hóa và hoạt tính sinh học trong gừng có thể phòng suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác, kiểm soát mức cholesterol, giảm đau bụng kinh, viêm xương khớp, chống nhiễm trùng. Ngoài ra, đặc tính chống viêm của gừng có thể ngăn ngừa sự tiến triển của chứng đau cơ.
Khi nấu nướng, mọi người hay sử dụng gừng tươi vì có mùi thơm, kích thích vị giác, phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu. Nhiều món ăn dùng gừng tươi làm nước chấm tăng thêm độ ngon.
Ngoài ra, gừng tươi giúp cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Nếu bạn vừa bị nhiễm hàn như gặp gió, nước mưa lạnh, bạn dùng gừng tươi, pha với nước ấm nóng và mật ong uống.
Tuy nhiên, việc dùng gừng tươi vào buổi tối về đêm dễ bị lạnh, hàn khí xâm nhập do làm mất nhiệt của cơ thể.
Trong Đông y, để phòng và chữa bệnh người ta dùng gừng khô, tức can khương. Gừng phơi khô đã loại bỏ hầu hết lượng nước, hương vị và dược tính được tập trung cao.
Nếu buổi tối, bạn dùng gừng khô kèm mật ong thì lại giúp ấm thận, ngủ ngon, sâu giấc hơn.
Gừng khô nên thái lát mỏng, sau đó để ngăn mát tủ lạnh, dần dần gừng sẽ khô lại, sau đó cho vào hũ thủy tinh bảo quản để dùng dần. Bạn có thể trộn gừng với mật ong hoặc đường phèn giúp ấm tỳ vị, tiêu tan đàm thấp hoặc ngâm mật ong để dùng dần.
Gường tươi được dùng trong nấu ăn, pha trà nhiều hơn. Ảnh: P.Thúy.
Lưu ý, những người nên dùng gừng khô hằng ngày là:
- Người lạnh chân tay, đêm lạnh khó ngủ.
- Người hay lạnh bụng, tiêu chảy, táo bón thất thường.
- Người huyết áp thấp, hay mệt mỏi bất thường.
- Người ho khan lâu ngày, nhiều đờm.
- Người cần giảm mỡ nội tạng.
Không dùng gừng cho những trường hợp chảy máu cam, chảy máu răng, băng huyết, ho ra máu... Chống chỉ định gừng ở những bệnh nhân chảy máu tạng hoặc những người dùng các thuốc chống tiểu cầu hoặc warfarin.
Tóm lại, gừng là thuốc quý của mọi nhà, dùng tươi để trị cảm lạnh, pha nước chấm phòng ngừa ngộ độc, không nên dùng hằng ngày. Ngược lại, gừng khô giúp ấm tỳ vị, ôn trung tán hàn, trừ phong thấp, đàm thấp tích tụ lâu trong cơ thể, dùng được hằng ngày. Liều lượng an toàn bạn chỉ nên dùng 5g mỗi ngày.
Theo VietNamNet
Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...
ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.
Từng là món ăn chống đói một thời của nhiều gia đình, bồng khoai nay thành đặc sản được đông đảo thực khách thưởng thức và tìm mua, chế biến thành nhiều món ngon nức tiến...
Phong tục 'ăn cỗ lấy phần' ở vùng quê Việt Nam khiến cô vợ Nhật ngơ ngác rồi bật cười thích thú.
Chảo chống dính giúp công việc nội trợ dễ dàng nhưng bạn không được làm nóng chảo quá mức, sử dụng thìa dĩa, muôi kim loại để đảo thức ăn…
Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng cường làm ...
Chuối xanh là thực phẩm tốt nhưng bạn cần tránh ăn quá nhiều, ăn sống hay kết hợp với một số loại trái cây.
Phá lấu bò là món ăn yêu thích của nhiều người. Cách nấu phá lấu bò tại nhà đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích mê.