Nghiên cứu trên được thực hiện tại Đại học Yale (Mỹ), thử nghiệm các phương pháp điều trị cá nhân hóa đối với ung thư thận giai đoạn tiến triển. Trên thế giới, mỗi năm ước tính có 400.000 ca ung thư thận mới, 175.000 ca tử vong.
Theo The Sun, mỗi bệnh nhân nhận một loại vắc xin riêng biệt, được chế tạo từ ADN và ARN trong khối u của họ. Điều này giúp các nhà khoa học phát hiện ra những đột biến riêng biệt trong từng khối u mà không có ở các tế bào khỏe mạnh. Loại vắc xin này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.
Vaccine Vắc xin cá nhân hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch của bệnh nhân ung thư. Ảnh minh họa: Pexels
Cả chín bệnh nhân đều đã phẫu thuật điều trị ung thư thận giai đoạn 3 hoặc 4, vắc xin sau đó giúp tăng cường hệ miễn dịch để tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.
Những liệu pháp miễn dịch hiện nay thường giúp hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn nhưng không thể chỉ dẫn đến đúng nơi cần tấn công. Do đó, một số bệnh nhân không thu được hiệu quả điều trị và không ít người gặp phải tác dụng phụ từ hệ miễn dịch quá mạnh.
Tiến sĩ David Braun, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi muốn chỉ dẫn hệ miễn dịch tấn công chính xác các khối u riêng biệt ở mỗi bệnh nhân”.
Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân đều mắc ung thư thận tế bào sáng (ccRCC), một dạng ung thư thận nguy hiểm. Phương pháp điều trị chuẩn cho ccRCC hiện nay là phẫu thuật cắt bỏ khối u, sau đó áp dụng liệu pháp miễn dịch với mục tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sẽ phải đối mặt với ung thư trở lại.
Tiến sĩ Braun cho biết: “Chúng tôi muốn cải thiện các phương pháp điều trị sau phẫu thuật để giảm nguy cơ ung thư tái phát”.
Trong thử nghiệm trên, các bệnh nhân được tiêm nhiều liều vắc xin ung thư cá nhân hóa. Bốn người chỉ tiêm vắc xin, trong khi 5 người còn lại dùng thêm một loại thuốc miễn dịch. Tất cả bệnh nhân đều có phản ứng miễn dịch tích cực với vắc xin trong vòng 3 tuần. Ở 7 trong 9 bệnh nhân, các tế bào miễn dịch T có thể nhận diện và tấn công khối u.
Các tế bào miễn dịch chống ung thư vẫn duy trì hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu và nhiều năm sau đó. Bệnh nhân chỉ gặp triệu chứng giống cảm cúm trong 1-2 ngày sau tiêm, không ai gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, không có sự khác biệt rõ rệt giữa người sử dụng thêm thuốc miễn dịch và người nhân chỉ nhận vắc xin.
Dù kết quả của thử nghiệm rất hứa hẹn, các tác giả cho biết cần thêm một số thử nghiệm với nhiều bệnh nhân hơn để xác nhận hiệu quả và khám phá tiềm năng của vắc xin. Tiến sĩ Braun đang thực hiện nghiên cứu giai đoạn II với vắc xin ung thư cá nhân hóa kết hợp với thuốc nhắm mục tiêu.
Vắc xin ung thư cá nhân hóa cũng đang được thử nghiệm tại Vương quốc Anh, với mục tiêu tuyển dụng 10.000 bệnh nhân tham gia vào năm 2030.
Theo VietNamNet
Chuyên gia cho hay không phải học sinh cứ đạt điểm trung bình cao, giành nhiều giải thưởng, nghiên cứu là sẽ đỗ vào trường Mỹ. Các đại học thường có một số tiêu chí 'ngầm...
ANH - Megrath từng uống ít nhất 4 ly cà phê sữa mỗi ngày nhưng thấy thường xuyên bị đầy hơi, đau đầu nên quyết định thay đổi thói quen.
Từng là món ăn chống đói một thời của nhiều gia đình, bồng khoai nay thành đặc sản được đông đảo thực khách thưởng thức và tìm mua, chế biến thành nhiều món ngon nức tiến...
Phong tục 'ăn cỗ lấy phần' ở vùng quê Việt Nam khiến cô vợ Nhật ngơ ngác rồi bật cười thích thú.
Chảo chống dính giúp công việc nội trợ dễ dàng nhưng bạn không được làm nóng chảo quá mức, sử dụng thìa dĩa, muôi kim loại để đảo thức ăn…
Vừa hôm trước khách Mỹ còn nói không buôn bán gì được nữa, vậy mà sáng sớm hôm sau đã liên hệ tới tấp mua hàng. Quá nhiều đơn hàng khiến doanh nghiệp phải tăng cường làm ...
Chuối xanh là thực phẩm tốt nhưng bạn cần tránh ăn quá nhiều, ăn sống hay kết hợp với một số loại trái cây.
Phá lấu bò là món ăn yêu thích của nhiều người. Cách nấu phá lấu bò tại nhà đơn giản nhưng lại không kém phần thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích mê.