Lần đầu tiên là đi thăm mẹ của chị quản lý trực tiếp khi tôi mới vào công ty được 5 ngày. Các đồng nghiệp kêu gọi mỗi người đóng góp 500.000 đồng, mua thêm quà đến tận viện vì mẹ sếp phải mổ tuyến giáp.
Vì là nhân viên mới, sếp lại là người quản lý trực tiếp mình nên tôi cũng nhiệt tình đến thăm hỏi. Tôi nuôi hy vọng mình sống chu đáo một chút sẽ được sếp để ý đến, biết đâu lại được ký hợp đồng chính thức.
Mấy ngày sau, cả phòng lại tổ chức đi viếng đám tang bà nội của trưởng phòng kế toán. Tôi hỏi mấy anh chị làm lâu năm: “Em không đi thì có được không? Em cũng không biết anh ấy là ai, thấy ngại ngại sao ấy”.
Mệt mỏi vì chuyện thăm hỏi ở công ty. Ảnh minh họa: FP
Mấy người đồng nghiệp đều cười khó hiểu bảo: “Tùy em”. Nụ cười “bỏ bẵng” ấy khiến tôi cảm giác mình như kẻ phạm tội.
Hôm sau, tôi rón rén hỏi các anh chị đóng góp bao nhiêu để mình góp cùng. Rồi tôi được biết, công ty này có văn hóa, hễ người thân của các sếp ốm đau hay qua đời, tất cả nhân viên đều phải đi thăm.
Tất nhiên nói phải thì không đúng nhưng ai không đi sẽ bị người trong phòng và các nhân viên khác bàn tán.
Tưởng sau 2 lần đó, tôi sẽ “thoát nạn” nhưng không. Lần này là bố của chị trưởng phòng hành chính bị đột quỵ. Dù bác đã vượt qua được cơn nguy kịch nhưng mọi người vẫn đến thăm hỏi tận nhà.
Lần này tôi thực sự muốn trốn tránh. Bởi tôi thấy không thỏa đáng khi đi thăm một người mình không quen biết.
Nhưng tôi bị chính trưởng phòng của mình nhắc nhở. Chị cho đây là cách để giữ "uy tín" của phòng ban, nhất là khi liên quan đến hành chính nhân sự, bộ phận mà bên tôi phải phối hợp làm việc thường xuyên.
Tôi nghĩ góp 200.000 đồng là hợp lý nhưng sếp yêu cầu 500.000 đồng và nói như vậy mới xứng tầm. Tôi miễn cưỡng làm theo vì lo bị sếp đánh giá không tốt, ảnh hưởng đến cơ hội qua thử việc.
Lương thử việc chưa đến 8 triệu, tôi còn phải trang trải cuộc sống, chi trả tiền nhà, sinh hoạt hàng ngày. Nhưng chỉ trong 2 tuần, tôi đã bỏ ra gần 1/4 số lương để thăm hỏi người khác.
Tôi cảm thấy bất lực trước văn hóa của công ty này. Tôi tự hỏi liệu đây có phải chỉ là thử thách ban đầu, hay là “một phần công việc” mình sẽ phải chấp nhận lâu dài?
Nếu 3 tháng thử việc trôi qua trong tình trạng ấy, tôi không biết mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền, thăm hỏi, ăn cưới bao nhiêu đồng nghiệp nữa? Và liệu tôi còn giữ được đồng lương nào hay không?
Việc thăm hỏi người ốm là tùy tâm của mọi người, tại sao công ty lại yêu cầu mức giá chung và bắt cả nhân viên mới thử việc chưa đầy 2 tuần như tôi đóng góp bằng mức của những người đã làm việc lâu năm?
Kể chuyện với bạn bè, ai cũng khuyên tôi nên nghỉ việc. Họ cho rằng một môi trường như thế sẽ không giúp tôi phát triển bản thân. Nhưng đây là công việc tôi mơ ước từ lâu, cũng là vị trí phù hợp với chuyên môn.
Suốt nửa năm nay tôi không xin được việc, nợ nần rất nhiều, lo lắng vô cùng. Giờ xin nghỉ, lại phải gửi hồ sơ đi khắp nơi, lại phỏng vấn, tôi thực sự thấy nản. Tôi không biết nên làm sao nữa!
Theo VietNamNet
MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
Nhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Xôi sắn là món ăn dân dã, gợi nhớ hương vị quê nhà với sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp dẻo thơm và sắn bùi bùi. Món ăn này không chỉ phù hợp cho bữa sáng mà còn là lựa c...
Đều lớn lên trong hoàn cảnh gia đình tan vỡ, có người yêu qua đời cùng ngày, cùng tháng, Diệu Trâm và James đã đến với nhau như sự sắp đặt của số phận.
Để hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra từ việc sử dụng các biện pháp sưởi ấm không đúng cách, người dân tuyệt đối không đốt sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà.
Người dùng TikTok tại Mỹ bắt đầu nhìn thấy 'ưu đãi trong thời gian giới hạn', trả tiền cho họ dưới dạng tín dụng TikTok Shop.
Với cô gái Hòa Bình, tuổi 19 có lẽ là quãng thời gian đáng nhớ nhất trong đời. Cô trở thành sinh viên, vừa được tận hưởng thanh xuân tươi đẹp, vừa phải gồng mình chống ch...
Chồng tôi là con trai một, chịu trách nhiệm thờ cúng ông bà, tổ tiên. Mỗi năm, chúng tôi phải cúng 5 đám giỗ, hao tốn tiền của rất nhiều.
Câu chuyện về những thanh niên người Mường tại xã Long Cốc làm homestay không chỉ là minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, mà còn thể hiện rõ vai trò ...