"Thật sự em thấy ai làm bank (ngân hàng) toàn người giàu. Mọi người cho em lời khuyên có nên thay đổi công việc qua bên bank không ạ?"
"Không phải banker nhưng có lần nhìn vào tòa nhà ngân hàng gần chỗ làm, thấy mấy anh chị làm việc kiểu cảm giác sang trọng, quyền lực lắm! Ao ước được 1 lần ngồi ở vị trí đó!"
Những người làm việc trong lĩnh vực ngân hàng luôn có chung một hình tượng trong cảm nhận của hội nhân viên ngành khác: Quần áo là lượt, văn phòng sang chảnh, và trên hết là mức lương thưởng đếm số đến hoa mắt, kết lại năm bằng 4-5 tháng lương. Ba từ thôi: Đáng ghen tị!
Không chỉ Gen Y, Gen Z cảm thấy cùng là nhân viên văn phòng, nhưng hội mặc đồng phục ngân hàng như đang "ở một tầng mây khác". Sự khác biệt này cũng được thế hệ Gen X thủ thỉ cho thế hệ con, cháu Gen Y, Gen Z: "Năm nay cái A nhà bác được ngân hàng thông báo thưởng lớn, đang chuẩn bị sắm điện thoại mới lấy hên năm mới."; "Ngân hàng vừa thưởng nóng cho con bác nhân dịp kỷ niệm".
Mỗi cuộc trò chuyện đều kết thúc bằng câu hỏi khó: "Thế còn thưởng của cháu năm nay?" Kết quả, trong mắt hội trẻ làm văn phòng hiện tại, tồn tại một lằn ranh phân chia dân ngân hàng - dân văn phòng ngay từ trong nhận thức. Những câu chuyện "con cái làm banker nhà người ta" càng về gần Tết càng chí mạng, khi được đặt lên bàn cân so sánh với mức thưởng "nhỏ giọt" của những công việc văn phòng khác.
Chạy trời không khỏi bị "pressing"
Thảo Uyên (27 tuổi, nhân viên marketing) đang trong giai đoạn nước rút để chạy các chiến dịch quảng cáo mùa Tết. Chỉ ít lâu nữa thôi, những biển hiệu sáng rực do bạn góp phần thực hiện sẽ được treo ở nhiều nơi. Đấy là thành quả tự hào vô cùng với Thảo Uyên nhưng… chẳng là gì trong những câu chuyện mùa Tết giữa họ hàng, hàng xóm.
"Nghề của mình mỗi lần được các cô chú bác hỏi thăm đã hay gặp phải câu "Marketing là gì?" thì chớ, thành quả công việc trong mắt người lớn thì vẫn cứ… lông bông nếu so với mức thưởng ngất ngưởng của các bạn ngân hàng. Nói xong thì phải câm nín nhường chỗ để nghe về một bạn hàng xóm làm ngân hàng nào đấy." - Thảo Uyên cảm giác nghề của mình bị xem nhẹ vì không có thưởng cao, dù mỗi công việc được đo lường mỗi khác.
Ảnh minh hoạ
Tương tự, những câu chuyện về mức lương thưởng nóng, thưởng lớn được lan truyền trên mạng về dân ngân hàng dạo gần đây lan truyền khiến Hoàng Dung (28 tuổi, content manager của một công ty vừa và nhỏ) bỗng thấy công việc đã làm được vài năm của mình bất ổn ngang. Mức lương đủ sống để chịu đựng áp lực công việc bỗng trở nên chẳng thấm vào đâu khi bạn liên tục bị đem ra so sánh với mức lương thưởng của nhân viên ngân hàng, phải đối diện với những câu hỏi khó trả lời như "sao thấy làm vất vả mà lương không bằng nhân viên ngân hàng" từ chính những người trong gia đình.
"Em họ mình làm ngân hàng được khoảng 1 năm trở lại, bố thường nghe cô kể về mức thưởng, lại "nhàn" vì được nghỉ thứ 7, Chủ Nhật, thành ra hễ cứ ngồi vào bàn ăn cơm là sẽ có một lúc nào đó bố "nhắc khéo": "Bạn bố làm ngân hàng, con nói chuyện thử để lấy kinh nghiệm?" hay "Sao không xem thử xem ngân hàng có đang tuyển vị trí nào không?".
Dù có giải thích về đặc thù mỗi ngành, Dung cảm thấy rất khó thuyết phục được gia đình khi đãi ngộ dễ thấy nhất của mình là lương thưởng nhận lại thì không là gì với ngành nghề được so sánh. Công việc tại agency từng hấp dẫn Dung ứng tuyển vì được mặc tùy ý quần jeans, áo thun, văn hóa làm việc "thả ga" cũng dần khiến bạn ái ngại khi đối diện với những câu hỏi của mẹ: "Con mặc thế này đồng nghiệp có nói gì không?".
Dù biết bố mẹ chỉ muốn tốt cho mình nhưng cảm giác bị so sánh khiến Dung không khỏi chạnh lòng. "Hình như bây giờ ngồi máy lạnh đánh máy không còn là điều chấp nhận được trong mắt phụ huynh nữa rồi. Mình cảm thấy mình không được như mong đợi của bố mẹ, của bản thân mình, cả về lương thưởng lẫn tác phong, rồi cũng không muốn nói nhiều về công việc với những người xung quanh nữa."
Ảnh minh hoạ
Làm ngân hàng đa số đều dư dả không chỉ là quan điểm đến từ những lời thủ thỉ từ những người xung quanh. Chính bản thân các nhân viên văn phòng cũng cảm nhận được khoảng cách hình thức "một trời một vực" này.
Với Minh Triết (32 tuổi, trưởng nhóm IT), cuộc sống công sở sang - xịn - mịn của những người bạn làm ngân hàng và trải nghiệm của một anh chàng IT đầu tắt mặt tối bên một màn hình vi tính quanh năm khiến bạn cảm thấy có chút trở ngại trong việc hẹn hò: "Kể cả khi mức lương cả năm có ngang nhau, áp lực ngang nhau, các nghề như sale, ngân hàng, tiếp viên hàng không… đọc lên là thấy sang hơn hẳn nghề của mình mà vì họ vốn gắn với những đãi ngộ tốt về cơ sở vật chất, cơ hội công tác hay những phần thưởng "nóng" mà mình không có. Nhận định này không chỉ gây khó chịu lúc trò chuyện cùng họ hàng, mà trong lúc hẹn hò, mình cũng không thể bắt mắt, bắt tai bằng."
Ảnh minh hoạ
Có quá nhiều thứ khiến hội đi làm văn phòng cân nhắc chuyển hướng đến ngân hàng. Nào là mong muốn làm cha mẹ yên lòng, nào là để được coi trọng hơn bởi những người xung quanh. Nhưng khi hỏi liệu họ có sẵn sàng đổi ngành, câu trả lời đều là…?
Nhất quyết không chuyển ngành dù lương, thưởng cao: Vì sao?
Có 1 sự thật, sự "lấp lánh" của ngân hàng không dành cho tất cả mọi người.
Để chạm được đến mức lương như ở tầng mây thứ 9, trước tiên phải "leo thang" KPI. Việc thưởng lớn cũng là kỳ tích xảy ra với một số ít người. Đó là sự đánh đổi công sức, thời gian mà người ta chẳng bao giờ nói về đủ khi lan truyền chuyện về công việc "bao người ao ước".
"Lương cao nhưng phải đánh đổi thế nào thì ít ai nói. Dù biết làm ngân hàng là được "gắn mác" sang trọng, mình không "FOMO" liệu mình có đang bỏ qua cơ hội để "nâng cấp" lối sống khi đổi nghề không. Công tác sang chảnh đến đâu suy cho cùng vẫn phải trong tâm thế làm việc, cơ sở vật chất tốt nhưng cũng phải đáp ứng guồng công việc nhanh khủng khiếp mỗi ngày. Không biết sức khỏe của mình có đủ để đáp ứng guồng quay như vậy không nữa", Minh Triết kết luận.
Ảnh minh hoạ
Hay như Thảo Uyên, bạn cho rằng mình không thể "vô tri" đổi nghề chỉ vì muốn được đánh giá cao hơn bởi những người xung quanh: "Bị xem nhẹ uất ức thật, nhưng mình cảm nhận được niềm vui khi làm công việc của chính mình. Nếu chỉ vì quan điểm của những người xung quanh mà đổi ngành, không biết mình có thể trụ công việc bao lâu khi có những bạn nhân viên ngân hàng ngày gọi hàng trăm cuộc điện thoại đến những người khác nhau. Lúc đó, chắc chỉ biết ước những người kia có thể đến gọi điện hộ!"
Về phía Hoàng Dung, việc bị "pressing" lương thưởng, nhìn theo một hướng khác, chính là cơ hội để bạn biết cách chi tiêu có kế hoạch hơn: "Bị so sánh, hỏi han hàng ngày khó chịu thật, nhưng đổi ngành bây giờ còn khó nuốt gấp đôi. Một phần, mình không sẵn lòng để bắt đầu lại ở tuổi này. Phần còn lại, có lo lắng về lương thưởng thì mới là động lực để cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, hay chịu khó kiếm các công việc làm thêm, tăng thu nhập, tăng kinh nghiệm. Mình nghĩ nếu làm ngân hàng với lịch trình dày kín, mình sẽ không có những cơ hội như thế này đâu".
Ảnh minh hoạ
Tổng hợp nhiều nguồn
Có thể nói, mùa đông chính là thời điểm khiến da dễ bị tổn thương nhất, điển hình như khiến da dễ hanh khô, kích ứng, mẩn ngứa hay nứt nẻ…
Cách nhau 10 tuổi, rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý... cũng không ngăn được chuyện tình đẹp và cái kết viên mãn của cô dâu Việt và chú rể Nhật Bản.
TRUNG QUỐC - Người bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.
Microsoft đang cố gắng giảm thiểu tác động của trung tâm dữ liệu đến khí hậu bằng thiết kế mới, không cần đến nước để làm mát chip và máy chủ.
Giai đoạn 2019 - 2024, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm; chủ quyền biên ...
MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.
Nhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Xôi sắn là món ăn dân dã, gợi nhớ hương vị quê nhà với sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp dẻo thơm và sắn bùi bùi. Món ăn này không chỉ phù hợp cho bữa sáng mà còn là lựa c...
Đều lớn lên trong hoàn cảnh gia đình tan vỡ, có người yêu qua đời cùng ngày, cùng tháng, Diệu Trâm và James đã đến với nhau như sự sắp đặt của số phận.