Trẻ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nếu tiêm chủng chậm lịch

29/11/2024 15:00
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm vắc xin trễ, không đúng lịch có thể tạo khoảng trống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các bệnh truyền nhiễm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc trong những tháng đầu đời gồm Viêm gan B, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib.

Trong đó, bệnh Bạch hầu lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, gây nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm cơ tim, liệt dây thần kinh... Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh có thể gây tử vong ở khoảng 30% các trường hợp chưa tiêm vắc xin hoặc không được điều trị đúng cách. Tỷ lệ tăng cao hơn ở trẻ nhỏ.

Tại Việt Nam, mầm bệnh Bạch hầu đang lưu hành trong cộng đồng, tính từ đầu năm đến ngày 14/8, cả nước đã ghi nhận 9 ca mắc Bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc đều có lịch sử tiêm chủng không rõ ràng.

Với Ho gà, tính đến đầu tháng 8/2024, miền Bắc ghi nhận 570 trường hợp mắc, nghi mắc bệnh, tăng gấp hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong số gần 400 trẻ khám và điều trị Ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh.


Trẻ nhỏ dễ dàng bị vi khuẩn, virus tấn công nếu có hệ miễn dịch kém. Ảnh: Shutterstock

Theo các thống kê, trẻ càng nhỏ mắc Ho gà có biến chứng càng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao. 90% ca mắc và tử vong xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.

Tỷ lệ tử vong do Uốn ván từ 10 - 90%, cao nhất là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là mầm bệnh xâm nhập vết cắt dây rốn hay trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ sau sinh. Ví dụ như trường hợp một bệnh nhi ở Đắk Lắk bị mắc Uốn ván nặng dẫn đến bị suy hô hấp nặng khi vừa sinh được 5 ngày vào tháng 5/2024.

Bại liệt xảy ra cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi đi vào cơ thể, virus dễ xâm nhập vào hệ thần kinh, gây ra liệt hoàn toàn chỉ trong vài giờ.

Theo WHO, cứ 200 ca mắc sẽ có một ca bị tình trạng tê liệt không hồi phục. Trong số những người bị liệt, 5 - 10% tử vong do liệt cơ hô hấp tức cơ hoành.


Người sống sót sau Bại liệt có thể chịu di chứng tàn tật suốt đời. Ảnh: Vecteezy

Bệnh do vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae type b) lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người sang người, gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm nắp thanh quản…

Trước khi có vắc xin, ước tính năm 2000 có khoảng 2,1 triệu ca nhiễm trùng nặng và 299.000 ca tử vong ở trẻ em do Hib. Nhờ vắc xin được đưa vào sử dụng, số ca tử vong do nhiễm vi khuẩn Hib còn khoảng 29.500 trẻ vào năm 2015, giảm tới 90% so với năm 2000, theo nghiên cứu từ Viện Đại học Johns Hopkins.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lưu hành virus Viêm gan B cao, chiếm từ 10 - 20%. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao lây bệnh từ mẹ khi mẹ mang thai, chuyển dạ. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mẹ lây Viêm gan B cho con tại nước ta từ 5 - 10% mỗi năm. Trong đó, có tới 90% trẻ chuyển sang Viêm gan B mạn tính khi mắc bệnh.


Trẻ nhỏ chưa tiêm vắc xin có nguy cơ trở nặng khi mắc bệnh truyền nhiễm. Ảnh: Shutterstock

Theo BS. Lê Thị Trúc Phương - chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, hiện nay thời tiết cả nước diễn biến thất thường, trở lạnh dễ khiến các vi khuẩn, virus sinh sôi. Trong khi đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cấu trúc hệ hô hấp, tiêu hóa cũng như các cơ quan đều yếu ớt, kháng thể bảo vệ truyền qua nhau thai và sữa mẹ cho trẻ sẽ giảm dần theo thời gian. Hơn nữa, trẻ thường có thói quen mút tay, cho vào miệng bất kỳ đồ vật gì cầm được nên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập hơn.

“Để bảo vệ con khỏi các bệnh truyền nhiễm kể trên, ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, khử khuẩn đồ chơi của trẻ, cho trẻ bú mẹ và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, việc chủng ngừa cho trẻ đúng lịch, đủ mũi tiêm sẽ giúp con củng cố hệ miễn ngay từ những tháng đầu đời”, BS. Phương lưu ý.


Ngoài cho con ăn đủ chất dinh dưỡng, tiêm vắc xin có thể giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn. Ảnh: Shutterstock

Cũng theo BS. Phương, WHO và Bộ Y tế nước ta khuyến cáo, mỗi loại vắc xin khi được đưa vào sử dụng đều trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn, hiệu quả, liều dùng, cách tiêm và lịch tiêm. Khi lịch tiêm bị chậm trễ, trẻ chưa có đủ kháng thể bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như trở nặng, nhất là với những trẻ sinh non, thiếu tháng. Chưa kể, trẻ mắc bệnh cũng khiến các phụ huynh lo lắng, mệt mỏi và tốn kém chi phí điều trị bệnh.


Trẻ nhỏ tiêm vắc xin tại VNVC. Ảnh: Mộc Thảo

Hiện Việt Nam đã có vắc xin phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt, các bệnh do Hib trong cùng một mũi tiêm. Vắc xin có lịch tiêm gồm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng, có thể tiêm sớm vào lúc 6 tuần tuổi. Sau đó, trẻ cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi được 16 - 18 tháng và cần hoàn tất 4 mũi tiêm trước 2 tuổi. Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, ba mẹ nên sử dụng cùng một loại vắc xin trong loạt các mũi tiêm cơ bản cho trẻ và nên tiêm đúng lịch.

Theo Minh Hằng/ VietNamNet


Tin xem thêm

Tạm biệt làn da nứt nẻ vào mùa đông nhờ mẹo đơn giản

Kỹ năng sống
20/12/2024 10

Có thể nói, mùa đông chính là thời điểm khiến da dễ bị tổn thương nhất, điển hình như khiến da dễ hanh khô, kích ứng, mẩn ngứa hay nứt nẻ…

Đám cưới đặc biệt cùng chuyện tình gây sốt của cô dâu Việt, chú rể Nhật Bản...

Kỹ năng sống
20/12/2024 10

Cách nhau 10 tuổi, rào cản ngôn ngữ, khoảng cách địa lý... cũng không ngăn được chuyện tình đẹp và cái kết viên mãn của cô dâu Việt và chú rể Nhật Bản.

Người đàn ông trẻ mắc ung thư di căn, bác sĩ khuyên tránh xa 2 loại thịt

Kỹ năng sống
20/12/2024 09

TRUNG QUỐC - Người bệnh ung thư đại trực tràng thích ăn mì bò và các loại thịt chế biến sẵn.

Thiết kế trung tâm dữ liệu mới tiết kiệm hàng trăm triệu lít nước mỗi năm

Kỹ năng sống
20/12/2024 08

Microsoft đang cố gắng giảm thiểu tác động của trung tâm dữ liệu đến khí hậu bằng thiết kế mới, không cần đến nước để làm mát chip và máy chủ.

Lạng Sơn vượt khó triển khai thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Kỹ năng sống
20/12/2024 07

Giai đoạn 2019 - 2024, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn duy trì ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm; chủ quyền biên ...

Mỗi ngày 1 thành ngữ Tiếng Anh 19/12

Kỹ năng sống
19/12/2024 20

Cặp đôi hơn 100 tuổi kết hôn sau 9 năm hẹn hò

Kỹ năng sống
19/12/2024 20

MỸ - Một cặp đôi ở độ tuổi "xưa nay hiếm" đã quyết định kết hôn tại viện dưỡng lão sau 9 năm hẹn hò.

'Cái chết' rình rập mùa đông, bác sĩ chỉ ra cách phân biệt đột quỵ và trúng gió

Kỹ năng sống
19/12/2024 16

Nhiều người đột quỵ nhưng nhầm lẫn với trúng gió nên bỏ qua thời gian vàng cấp cứu dẫn tới di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Cách nấu món xôi sắn dẻo thơm đậm đà

Kỹ năng sống
19/12/2024 11

Xôi sắn là món ăn dân dã, gợi nhớ hương vị quê nhà với sự kết hợp hoàn hảo giữa gạo nếp dẻo thơm và sắn bùi bùi. Món ăn này không chỉ phù hợp cho bữa sáng mà còn là lựa c...

Mối nhân duyên kỳ lạ của cô gái Việt và chàng kỹ sư người Anh...

Kỹ năng sống
19/12/2024 10

Đều lớn lên trong hoàn cảnh gia đình tan vỡ, có người yêu qua đời cùng ngày, cùng tháng, Diệu Trâm và James đã đến với nhau như sự sắp đặt của số phận.


Cơ quan quản lý trang thông tin điện tử: TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG VNPT-MEDIA
Địa chỉ: Số 57A phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
ĐKKD: 0106873188 do Sở KH-DT cấp ngày 12/06/2015
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 1366/GP-TTĐT do Sở Thông tin Truyền thông cấp ngày 07/04/2017
Email: vnptmedia@vnpt.vn - Điện thoại: 0437722728 - Fax: 0437722733
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Ông Vũ Trường Giang - TGĐ VNPT Media